Cần tăng nguồn cùng, lập lại mặt bằng giá bất động sản

Chỉ trong vòng bốn năm, giá chung cư đã tăng tới 77%, căn hộ chung cư ít bị ảnh hưởng khi thị trường bất động sản đóng băng và vẫn có chiều hướng đi lên là vì loại hình nhà ở này chủ yếu phục vụ nhu cầu ở thực. Đẩy mạnh nguồn cung có thể là giải pháp căn cơ ngay lúc này.

Sau khi cân nhắc cho việc di chuyển từ chỗ làm tới nhà, chuyện mua nhà đất trong ngõ sâu hay chung cư và tính toán cả chuyện mua chung cư mới (ở xa trung tâm) hay mua căn hộ tập thể cũ (nội vi thành phố)... vợ chồng chị Hàn Thị Hiệu ở Khu đô thị Eurowindow River Park thấy làm may mắn khi mua căn nhà này. Căn hộ diện tích gần 100m2, lúc mua (cách đây chưa được một năm) có giá 2,6 tỷ giờ đã có người trả hơn 3 tỷ đồng. Kể lại chuyện lúc mua đó cũng là một sự cố gắng lớn bởi cũng phải vay mượn.

Chị Hiệu cho biết: “Gia đình em quyết định mua căn nhà này dù đi cũng hơi xa so với chỗ làm. Nhưng điều kiện chỉ có vậy, bố mẹ em hỗ trợ một phần còn lại là hai vợ chồng và cũng vay ngân hàng”.

Với những người có nhu cầu ở thực như chị Hiệu, đó thật sự là “may mắn” bởi theo Savills Việt Nam, tính tới hết năm 2023 giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp (tới mức 77% so với quý I/2019). Nói cách khác, giá một căn chung cư thời điểm hiện tại đã đắt gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2019.

Ông Matthew Powell Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Sự mất cân đối giữa cung và cầu khiến việc mua nhà ở phù hợp về mặt vị trí, diện tích và giá cả trở nên khó khăn đối với người trẻ. Bên cạnh đó, chi phí sống tại các thành phố như Hà Nội và TP.HCM ngày càng tăng cao trong khi thu nhập không tăng theo, nên khả năng mua nhà ở mức giá cao trở nên khó khăn hơn.”

Doanh nghiệp cần tăng nguồn cung, hạ giá thành BĐS hơn nữa

Theo Bộ Xây dựng, trung bình mỗi năm, ta cần khoảng 300.000 đơn vị nhà ở do phát sinh thêm các hộ gia đình thành thị mới, đặc biệt là từ nhu cầu “ra ở riêng” của thế hệ trẻ tách từ các đại gia đình. Vậy các dự án chậm triển khai; quỹ đất khan hiếm khiến nguồn cung ngày càng thiếu hụt đẩy giá nhà tăng cao. Rõ ràng lập lại mặt bằng cung - cầu sẽ là giải pháp căn cơ, tuy nhiên với 70% các dự án bị vướng mắc pháp lý, để tháo gỡ không phải là chuyện dễ dàng. Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS vừa được thông qua được xem sẽ giải quyết cho nhiều tồn tại bấy lâu nhưng phải đến 2025 mới chính thức có hiệu lực. Các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thi hành Luật cũng chưa được ban hành. Vậy nên vẫn còn đó các bất cập. Đơn cử như vốn, doanh nghiệp thiết tha còn ngân hàng hiện đang khủng hoảng thừa vốn nhưng việc gặp được nhau lại là cả một chặng đường dài.

Khi pháp lý chưa được tháo gỡ, thậm chí là “đứng im” thì việc đề xuất giải ngân từng phần cũng đã được kiến nghị. Lắng nghe đề xuất của các DN, ý kiến từ ngân hàng, Bộ Chủ quản cùng nhiều bên có liên quan để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường BĐS là hành động của Chính phủ đã và đang thực hiện xuyên suốt trong thời gian qua. Tuy nhiên để hiện thực hóa mục tiêu, lúc này các doanh nghiệp cần chung tay, thay đổi cơ cấu, chọn lựa dự án để đưa sản phẩm sớm nhất ra thị trường.

Đặc biệt khi thị trường chung cư đang bị xem là “bão giá”, rất cần sự minh bạch trong giao dịch và tránh lợi dụng để thổi giá, gây tình trạng giá ảo, không đúng với giá trị thực của sản phẩm. Dự báo từ nay đến giữa năm 2025, giá chung cư có khả năng sẽ tiếp tục tăng do thiếu nguồn hàng. Tuy nhiên từ năm 2026 trở đi sẽ chững lại và có dấu hiệu đi xuống do nguồn cung được cải thiện, nhất là phân khúc nhà ở xã hội. Do vậy nếu nhu cầu sở hữu nhà không quá gấp rút, khuyến cáo được đưa ra là hãy bình tĩnh và cân nhắc thời điểm mua, tránh bị dắt dây hoặc mua khi thị trường khan hiếm khiến giá bị đẩy lên quá cao và khách hàng sẽ là người chịu thiệt thòi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.