Cần tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp FDI
Từ lâu, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều mong muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hoá bởi những lợi ích về logistics, thuế, hải quan, tận dụng nguồn lao động từ địa phương...
Tuy nhiên, để có thể nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bởi nội tại của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa thể hấp thụ được cơ hội khi các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI này chuyên sản xuất, lắp ráp bo mạch điện tử ô-tô, xe máy, các sản phẩm công nghệ dùng cho ngành viễn thông. Mặc dù hoạt động sản xuất đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài nên rủi ro cao nếu bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Thế nhưng, khi tìm kiếm nguồn cung linh phụ kiện trong nước lại không phải câu chuyện dễ dàng.
Ông Nguyễn Hữu Bảy - Phó Tổng giám đốc CTCP Hệ thống viễn thông Vineco cho biết: ''Sản lượng của chúng ta chưa phải là cao rồi yêu cầu của các nhà khách hàng rất cao về tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như đáp ứng các yêu cầu về môi trường, tất cả những điều kiện đó chúng tôi phải đáp ứng được yêu cầu khách hàng, khi khách hàng phản hồi chúng tôi đã đạt tất cả các tiêu chí đó, chúng tôi mới được đưa sản phẩm vào.''
Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam chỉ chiếm 41,9%. Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, thấp so với các nước trong khu vực. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi là do chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh và quy định rõ ràng.
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho hay: ''Cho đến thời điểm này chính phủ vẫn không có động thái mạnh mẽ và quyết liệt trong việc đòi hỏi cam kết của họ trong việc nội địa hóa, bởi vì nếu đợi doanh nghiệp FDI họ có động lực để tìm nhà cung cấp trong nước thì rất lâu.
Doanh nghiệp nào khi sản xuất trong thời gian dài họ cũng đều đã có một chuỗi cung ứng có sẵn và thường khi họ đầu tư mới vào thị trường nước thứ 3 như Việt Nam thì họ cũng sẽ gọi các nhà cung cấp của họ theo hoặc họ sẽ mua của nhà cung cấp gần nhất mà đang có lợi thế chẳng hạn như Asean, Trung Quốc hay Ấn Độ. Thế cho nên để họ tìm nhà cũng cấp nội địa chỉ có thể với những nguyên liệu cồng kềnh, chi phí logistic cao.''
TS Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia chia sẻ: ''Hiện nay với các doanh nghiệp thiết kế chip đặt ở Việt Nam thì hầu hết 80-90% là các kỹ sư và cán bộ người Việt thì điều đó giúp cho Việt Nam có thể nắm được các công nghệ lõi, công nghệ nguồn công nghệ mới và có thể tạo ta sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai.''
Để phát triển doanh nghiệp nội địa, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp FDI, hiện Bộ Công thương đã triển khai xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí để nâng cao năng lực về kỹ thuật, quản trị, đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.
Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.
Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.
Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ấn tượng trong quý III/2024. Nổi bật trong số đó là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland - mã chứng khoán: NVL) khi báo lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ đồng.
Tính tới nay, trong hơn 600 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III/2024 thì có tới 120 doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình là các doanh nghiệp ở nhóm ngành bất động sản.
0