Cẩn thận khi cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước

Lợi dụng nhu cầu người dân cần cấp thẻ căn cước công dân nhiều, đặc biệt đối với trẻ em 0 - 14 tuổi, các đối tượng lừa đảo đã tạo những phần mềm hướng dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bị lừa đảo với thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm hỗ trợ đăng ký cấp căn cước để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, các đối tượng giả danh là cán bộ công an, cảnh sát khu vực yêu cầu người dân tải ứng dụng dịch vụ công do chúng lập ra về điện thoại và hướng dẫn làm thủ tục trực tuyến.

Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị chiếm quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Lực lượng chức năng liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bị lừa đảo với thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm hỗ trợ đăng ký cấp căn cước

Một người phụ nữ ở Hà Đông do cả tin đã làm theo hướng dẫn cài đặt phần mềm của các công an giả khi họ gọi điện. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã kiểm soát điện thoại của chị và chiếm đoạt tài sản lên đến 1,5 tỷ đồng.

Trước thực trạng tội phạm trên không gian mạng lộng hành, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội có một số khuyến cáo cho người dân để tránh bị sập bẫy như: Tiếp tục nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng; Không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại; Liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện.

Người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin về việc làm căn cước tại địa phương qua tổ dân phố, cảnh sát khu vực phụ trách; cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm và tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.