Cần thêm cơ chế thu hút vốn đầu tư vào làng nghề

Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, giúp nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Việc xây dựng một đề án tổng thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cho các làng nghề là vấn đề đặt ra cấp thiết với Thủ đô.

Trên địa bàn thành phố, nhiều làng nghề có doanh thu cao, trong đó có 05 làng nghề có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng là: Làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù, đạt trên 1.300 tỷ đồng; Làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.200 tỷ đồng; Làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng đạt 1.100 tỷ đồng; Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng và Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Thăng Long phát biểu tại Hội nghị

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, bình quân phổ biến ở mức 4 - 5,5 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, quy mô sản xuất trong làng nghề hiện nay mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không tập trung, thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu, năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.

Vì vậy, việc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cho các làng nghề là vấn đề đặt ra cấp thiết với Thủ đô. Điều này cũng được trao đổi sôi nổi tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra sáng nay (5/7).

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân trả lời ý kiến doanh nghiệp

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Thăng Long (thôn Thiết Bình, xã Vân Hà, huyện Đông Anh) - là một trong những đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị. Ông cho biết: “Các hộ phát triển từ quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ nên nguồn lực đầu tư hạn chế. Kinh phí hỗ trợ của địa phương cho làng nghề rất thấp, không thấm vào đâu, nên việc phát triển rất khó khăn. Đề nghị Thành phố có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp và vốn đầu tư công vào phát triển ngành nghề, nhất là lĩnh vực thủ công mỹ nghệ...”.

Nội dung này đã được trực tiếp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân trả lời. "Qua các danh mục đầu tư hàng năm, với trên 30 danh mục thì chưa có danh mục đầu tư thu hút đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làng nghề về thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố là gần như chưa có. Thế nên, để giải quyết ván đề đại biểu nêu, thì đề nghị các địa phương nơi có các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có mong muốn phối hợp với Sở NN & PTNT hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trên cơ sở các dự án đầu tư và quy hoạch hàng năm để đưa vào. Thành phố đã có chủ trương bằng đầu tư công hạ tầng một số làng nghề, để cải thiện môi trường...", ông Lê Anh Quân nói.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, nhiều nhà xưởng và nhà kho kiên cố được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công do UBND xã quản lý, tại các xã Cự Khê, Bích Hòa của huyện Thanh Oai.

Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức.

Từ ngày 01/7/2024, khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, rất đông người dân đã tới trụ sở cơ quan công an để làm thủ tục cấp căn cước mới, chiếm số đông là trẻ em dưới 14 tuổi.

Sáng 8/7, Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, hàng không trở thành một trong những tuyến trọng điểm các đối tượng sử dụng để vận chuyển trái phép các chất ma túy từ nước ngoài về Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa có đề xuất về thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể kéo dài thêm 5 năm.