Cận thị và những biến chứng nguy hiểm
Hiện nay, tỷ lệ trẻ trong lứa tuổi học đường mắc cận thị đang rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo ước tính, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc cận thị ở học sinh cấp 1 dao động từ 20 - 40 % số học sinh. Tuỳ theo từng khu vực sống mà tỷ lệ trẻ mắc cận thị khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ này là rất cao ở thành thị. Tỷ lệ mắc bệnh cận thị tăng dần theo độ tuổi, với học sinh cấp 2, ước tính tỷ lệ này lên tới 30 - 60% và thậm chí là 40 -65% ở học sinh cấp 3. Đây là thực trạng rất đáng báo động.
Cận thị không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là những trường hợp cận thị nặng. Hiện nay, cận thị được chia thành các mức độ: dưới 3 diop là cận thị nhẹ; từ 3 diop tới 6 diop là cận thị trung bình và từ 6 diop trở lên là cận thị nặng.
Không nên xem thường bệnh cận thị nặng chỉ là tổn thương thị lực, mà hơn hết, căn bệnh này còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: lồi mắt do nhãn cầu bị kéo dài trục; thoái hoá võng mạc sớm do cận thị nặng xuất hiện ngay từ khi các bé trong độ tuổi học đường... Từ đó có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn như rách võng mạc, thậm chí bong tróc võng mạc dẫn đến mù loà.
Với các công nghệ phát triển như hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị cận thị và cải thiện thị lực. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy vào nhu cầu, khả năng kinh tế và điều kiện sức khỏe của mắt mà mỗi người sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp.
Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.
Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
0