Cần thiết phải sơn màu nhận diện xe đưa đón học sinh
Hiện nay, xe đưa đón học sinh đang ngày càng phát triển với hai loại hình phổ biến: một là xe nhà trường tự đầu tư, hai là xe nhà trường ký hợp đồng với các đơn vị kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, việc quản lý loại hình vận tải này lại chưa có bất cứ quy định nào.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Chúng ta hiện chưa có hành lang pháp lý cho câu chuyện đưa đón học sinh. Do đó, trường nào muốn làm như thế nào thì lại tự đưa ra quy chế cho cái việc hoạt động này".
Về việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, các chuyên gia giao thông đánh giá việc sơn phủ màu vàng để nhận diện cho loại xe đưa đón này là cần thiết. Bởi vì màu vàng sậm đặc trưng có hiệu quả thị giác cao, màu sắc này cũng cho hiệu quả nhận diện tốt ngay trong điều kiện thời tiết xấu.
TS. Khương Kim Tạo - chuyên gia giao thông cho biết: "Tôi nghĩ rằng tất cả các nước khác đều có cách thức để quy định về màu sơn, kể cả hình dáng kết cấu của xe cũng như một số những thông tin khác liên quan đến thể hiện ra bên ngoài để cho những người tham gia giao thông nhận diện ra đấy là xe đưa đón học sinh. Trên cơ sở đó, người ta sẽ hình thành thói quen nhường xe đó để tạo văn hoá đảm bảo an toàn cho các cháu học sinh".
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết TNGT - Cục CSGT cho biết: "Việc xây dựng các quy định liên quan đến xe đưa đón học sinh nhằm hướng đến việc kiểm soát chặt chẽ và xây dựng hệ thống xe đưa đón học sinh chuyên nghiệp. Đối với những xe sản xuất mới, nhập khẩu mới thì cần phải tuân thủ chặt chẽ quy định phủ sơn. Khi đó, sẽ có chung kiểu dáng và quyền ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình cho xe đưa đón học sinh".
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
0