Cần Thơ xác nhận một ca mắc đậu mùa khỉ

Ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Cần Thơ là một nam bệnh nhân 22 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Phong Điền. Cơ quan chức năng đã xác định bệnh nhân này thuộc nhóm có quan hệ tình dục đồng giới.

Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết trên địa bàn thành phố vừa phát hiện một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox). Bệnh nhân tên T.M.T, 22 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ.

Cụ thể, ngày 24/10, bệnh nhân bị nổi các mụn mủ nhỏ trên mặt nhưng nghĩ là bình thường nên không đi khám. Sau hai ngày, các mụn mủ ngày càng tăng thêm lan xuống đùi và bắp chân. Đến ngày 27/10, các mụn mủ nổi nhiều ở mặt, cánh tay, bàn tay, ngực, lưng, hậu môn, bắp chân nên bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Da liễu TP.Cần Thơ, trong lúc khám bệnh nhân có đeo khẩu trang.

Ảnh minh họa

Tại bệnh viện, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và nghi ngờ mắc Mpox. Ngay sau đó, Bệnh viện Da liễu TP.Cần Thơ đã thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Cần Thơ về trường hợp bệnh nhân T. để phối hợp điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 28/10, bệnh nhân được cách ly y tế để tiếp tục điều trị chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP HCM. Được biết, bệnh nhân có tiền sử điều trị 4 mũi giang mai tại Bệnh viện Da Liễu TP Cần Thơ, uống ARV trên 3 năm, chưa từng bị bệnh thủy đậu, chưa tiêm vắc xin thủy đậu.

Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng xác định bệnh nhân T. thuộc nhóm có quan hệ tình dục đồng giới. Qua truy vết, cơ quan chức năng ghi nhận 4 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân T. và 4 người thân sống cùng nhà. Hiện tại sức khỏe của những người này bình thường, không sốt, không nổi hạch, không có mụn nước.

Riêng bệnh nhân T. sau khi có kết quả xét nghiệm đã được đưa đến điều trị tại Trung tâm y tế Phong Điền trong tình trạng không xuất hiện tổn thương mới trên da và tổn thương cũ đã đóng vảy. 

Sở Y tế TP Cần Thơ yêu cầu các đơn vị tiếp tục nâng cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là, giám sát chặt chẽ trong khám, chẩn đoán, điều trị quản lý các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ; chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người; phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đậu mùa khỉ.

Sở Y tế TP.Cần Thơ cũng đang tiếp tục đẩy mạnh truyền thông và tăng cường hệ thống giám sát phát hiện ca bệnh nghi ngờ, đặc biệt chú trọng ở các phòng khám da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh phụ khoa, nam khoa, nhất là các nhóm nguy cơ nhiễm cao như nam, nữ có nhiều bạn tình, nam quan hệ tình dục đồng giới./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là qua các thực phẩm tái, thực phẩm sống hiện nay hay gặp ở người thường do các nguyên nhân như: bệnh liên cầu lợn, bệnh sán não, bệnh liên quan ký sinh trùng... Gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận các ca bệnh này.

Một bệnh nhân nữ 38 tuổi, bị ung thư vú đã điều trị cách đây ba năm ở Thái Nguyên. Sau 13 năm, chị mới làm IVF thành công nhưng lại bị ung thư tái phát di căn. Đến nay thai đã được 34 tuần, trước diễn biến bệnh tình phức tạp của bệnh nhân, sáng ngày 5/12, ekip các bác sĩ bệnh viện K và bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ.

Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), Covid-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã mổ cấp cứu thành công cho nam thanh niên 34 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội bị thanh sắt dài 40 cm đâm xuyên qua vùng bẹn xuyên qua bờ trên khớp háng và xuyên thủng ra sau mông bên phải. Dự kiến khoảng hai tuần nữa bệnh nhân có thể xuất viện.

Tuần qua (từ ngày 24/11 đến 1/12), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.715 trường hợp sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, đã giảm hơn 520 ca so với tuần trước đó.