Cần thống nhất trong tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, có ràng buộc hoặc ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ. Do vậy, các dự án có sự khác nhau về kỹ thuật công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành. Việc này dẫn đến khó khăn trong đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển, khó tối ưu trong tận dụng nguồn nhân lực.

Tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn Trung Quốc. Tuyến 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn châu Âu. Tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản và châu Âu.

Ông Lê Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: “Vấn đề đặt ra là tới đây chúng ta sẽ phải xây dựng một hành lang pháp lý liên quan đến việc sử dụng các quy chuẩn để kể cả chúng ta có sử dụng nguồn vốn ODA thì chúng ta cũng sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào tiêu chuẩn của quốc gia đó.”

Việt Nam cần có một khung tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị

Để giải quyết bất cập hiện nay và đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, trước hết cần có một tiêu chuẩn thống nhất về xây dựng đường sắt đô thị. Việt Nam có thể tạm áp dụng tiêu chuẩn của châu Âu, là một tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia đang áp dụng, trong khi chờ đợi một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất do chính Việt Nam xây dựng.

Khung tiêu chuẩn thống nhất ngoài việc giúp đảm bảo tính tương thích và khả năng tương tác của các tuyến đường sắt, còn giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó gia giảm được giá thành đầu tư.

Cần lựa chọn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dùng chung về khổ đường, độ rộng đầu máy toa xe, chiều dài ke ga, lựa chọn tàu điện bánh hơi hay bánh sắt, lựa hình thức cấp điện, mức độ tự động hóa, hệ thống điều khiển chạy tàu, khả năng cải tiến công nghệ trong tương lai.

Tận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật về đường sắt đô thị của các quốc gia trên thế giới, có điều chỉnh tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam sớm chủ động về mặt công nghệ, kỹ thuật xây dựng đường sắt đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.