Cần thu hồi dự án sử dụng vốn ngân sách bỏ hoang

Nhằm tránh lãng phí nguồn lực đất đai, thành phố Hà Nội đã quyết tâm thu hồi, không để tình trạng chây ì, kéo dài đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế là các dự án sử dụng vốn ngân sách chậm triển khai, để hoang hóa trên địa bàn cũng không hề nhỏ.

Ô đất có ký hiệu 28G có diện tích 4.182 m² ở phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây trước đây đã có quyết định cho Bưu điện tỉnh Hà Tây để xây dựng trụ sở. 18 năm qua, khu đất gần nửa ha này vẫn để không, gây lãng phí.

Riêng tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông hiện có hàng chục dự án được UBND tỉnh Hà Tây trước đây quy hoạch và giao đất cho các đơn vị xây dựng trụ sở. Nhưng đến nay, phần lớn các khu đất này vẫn bị bỏ hoang.

Ông Lê Bá Hoài, Phó Chủ tịch UBND phường Hà Cầu (quận Hà Đông) cho biết: “UBND phường cũng rất khó khăn trong công tác quản lý về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, cũng như công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các khu đất chậm triển khai. Thành phố có chủ trương thu hồi dự án chậm triển khai, tôi nghĩ đây là một nội dung phù hợp với thực tế cũng như công tác quản lý ở các địa phương”.

Không chỉ ở Hà Đông, tại các quận, huyện đang tồn tại nhiều dự án bỏ hoang cả thập kỷ, trong đó có 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách với tổng quy mô khoảng trên 11.300 ha đất. 705 dự án trong số này thành phố đã có kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý.

Một vấn đề đặt ra là Luật đất đai 2024 đã quy định rõ về thời hạn nhà nước thu hồi các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Tuy nhiên, với những dự án đất sử dụng vốn ngân sách chậm triển khai thì chưa hề được thống kê và chưa có chủ trương thu hồi, mặc dù rất nhiều dự án thậm chí còn đang bị sử dụng sai mục đích.

Một dự án chậm triển khai không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn dẫn đến những hệ luỵ với đời sống xã hội. Các chuyên gia cho rằng, nhà nước cần quyết liệt thu hồi dự án treo, điều chỉnh quy hoạch thành các không gian công cộng phục vụ cộng đồng hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các đơn vị có năng lực thực hiện dự án. Đây là biện pháp hiệu quả để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, đồng thời kiến tạo bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

Tại Hà Nội, dự báo năm 2025, sẽ có khoảng 30.000 căn hộ được bổ sung, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong 11 tháng của năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đạt 63.721 tỷ đồng.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

10 tháng năm 2024, thị trường Hà Nội ghi nhận hơn 19 nghìn sản phẩm mới, cao hơn 70% tổng nguồn cung năm 2023. Tuy nhiên, có đến 88% là loại hình cao tầng, thuộc các dự án cao cấp của các chủ đầu tư lớn tại khu Đông và khu Tây thành phố.