Cần thu hút vốn ngoại cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 177/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Phó Chủ tịch Thường trực, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch.
Hiện nay, Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp; trên 140 trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ hỗ trợ khởi nghiệp. Đây sẽ là những bước đệm quan trọng để các đơn vị thu hút vốn cho phân khúc kinh doanh này.
Tăng ngân sách cho đổi mới
Theo nghiên cứu thuộc Đại học Stanford (Mỹ), đổi mới sáng tạo có thể đóng góp đến 85% tổng mức tăng trưởng kinh tế. Có đến 70% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát mới đây cho biết sẽ tăng ngân sách cho đổi mới trong ít nhất 2 năm tới. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt đang từng ngày nắm bắt công nghệ mới, làm chủ cách thức mà thế giới vận hành.
Thế nhưng, hiện Việt Nam mới có hơn 20 quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân được thành lập với tổng vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, các quỹ này đang gặp một số rào cản về pháp lý như: không có tư cách pháp nhân; hạn chế số lượng thành viên là các nhà đầu tư cá nhân; không được góp vốn bằng ngoại tệ...
Cần xây dựng cơ chế và chính sách riêng
Các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài, đầu tư xây dựng các trung tâm R&D tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua và là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.
Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới đang trong quá trình tự tạo ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo riêng của quốc gia mình.
Những sáng kiến, tốc độ vượt bậc này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0