Cần tính toán để phát huy hiệu quả cầu bộ hành

Hà Nội hiện có khoảng hơn 70 cầu vượt bộ hành. Số lượng không nhỏ nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Đầu tháng 9, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất xây dựng thêm 29 cầu đi bộ. Nhìn vào tính hiệu quả thực tế của các cầu bộ hành hiện nay, còn nhiều băn khoăn về việc làm sao để phát huy hiệu quả các công trình này.

Cầu vượt bộ hành trên đường Lê Quang Đạo suốt 1 tiếng trôi qua nhưng chẳng có bóng người qua lại dù là giờ cao điểm. Chị Đinh Thị Thảo, quận Nam Từ Liêm, cho biết: "Ở dưới làng Phú Đô nhu cầu sang đường rất nhiều nhưng không có cây cầu nào ở đó. Đường này đường một chiều không thể nào băng qua đường được. Mỗi lần đưa con qua đấy tôi rất là sợ. Nhưng để vòng lên cầu vượt này rất là xa".

Ngoài việc tồn tại ở vị trí không hợp lý theo nhu cầu thực, cây cầu vượt này còn được nhiều người “để ý” vì có lối dẫn xuống đâm thẳng vào bồn cây.

Theo đại diện phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), cầu vượt này có ba lối lên xuống, mục đích chính là phục vụ người dân đi lại trong quá trình diễn ra đua xe tại đường đua F1. Sau khi dừng hoạt động đường đua, chính quyền đã báo cáo lên quận để được di chuyển cầu bộ hành qua khu vực trước cổng làng Phú Đô, nơi có đông dân cư hơn, phục vụ người dân qua lại.  Tuy nhiên, đến nay cầu vẫn mãi nằm im ở vị trí trớ trêu. Còn người dân thì cứ tiện đâu qua đường ở đó.

Ngược lại, trên tuyến đường Vành đai 2 dưới thấp, hơn 5km đường 8-10 làn xe nhưng chỉ có hơn 10 vị trí có vạch kẻ sang đường cho người đi bộ. Vì thế cảnh tượng người đi bộ đan xen vào dòng xe cộ để qua đường không hề hiếm gặp.

Hiện Hà Nội có hơn 70 cầu bộ hành. Tuy nhiên, một số điểm vẫn diễn ra tình trạng: nơi cần không có, nơi có lại không được dùng, nơi được dùng lại dùng không đúng mục đích.

Đầu tháng 9 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đề xuất chi 300 tỷ đồng xây dựng thêm 29 cầu vượt đi bộ. Song, để tránh lãng phí, theo chuyên gia giao thông, cần phải có sự nghiên cứu bài bản, chi tiết.

Xã hội càng phát triển, xu hướng không sử dụng phương tiện cá nhân của người dân ngày càng lớn. Xây dựng và phát triển một không gian đi bộ an toàn, văn minh sẽ góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy, nâng cao năng lực vận tải khách công cộng, giải quyết nhiều vấn đề còn nhức nhối về giao thông đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công tác thi công, cải tạo cảnh quan hồ Ngọc Khánh đang khẩn trương và gấp rút nhằm kịp tiến độ đưa phố đi bộ vào hoạt động đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tại km15 Quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Lai Xá, huyện Hoài Đức, nhiều điểm chân rác vẫn tồn tại ngay dưới lòng đường, không che phủ, bốc mùi xú uế.

Đường Võ Nguyên Giáp nối từ Sân bay Nội Bài về trung tâm Thành phố dài 12km với quy mô 12 làn xe, đi qua địa bàn 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn là một trong những tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô.

Hà Nội hiện có khoảng hơn 70 cầu vượt bộ hành. Số lượng không nhỏ nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Đầu tháng 9, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất xây dựng thêm 29 cầu đi bộ. Nhìn vào tính hiệu quả thực tế của các cầu bộ hành hiện nay, còn nhiều băn khoăn về việc làm sao để phát huy hiệu quả các công trình này.

Do có mạng lưới kết nối vận tải hành khách công cộng rất thuận tiện, nên ngày càng nhiều hành khách đã lựa chọn đi xe buýt, thay vì sử dụng phương tiện cá nhân.

Thông qua hai chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”, 306 đại biểu trẻ em trên cả nước đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, thẳng thắn.