Cần trao quyền di dời các trường Đại học cho Hà Nội

Việc di dời trụ sở các trường Đại học ra khỏi nội đô ở Hà Nội diễn ra rất chậm. Từ khi có chủ trương vào năm 2010, mới chỉ có 1/12 trường trong danh sách thực hiện được việc di dời. Nguyên nhân chính là các trường không có kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất mới. Để thực hiện hiệu quả và đẩy nhanh lộ trình di dời, khi xây dựng dự thảo luật Thủ đô cần trao cho Hà Nội cơ chế như giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới để các trường học chỉ việc di chuyển đến là có thể vận hành được.

Đại học quốc gia Hà Nội, một ví dụ điển hình trong việc di dời ra khỏi nội đô. Phải mất 20 năm, đại học này mới bắt đầu di dời được. Theo tính toán, mỗi sinh viên ở Hà Nội chỉ có khoảng 0,1-1,3m2 đất, quá thấp hơn chuẩn 55m2/sinh viên do Bộ GD&ĐT đưa ra.

Cùng áp lực hạ tầng giao thông đang nặng nề hơn mỗi ngày, di dời để giảm áp lực là chủ trương đúng và cần thiết. Nhưng, nguồn kinh phí xây dựng cơ sở đang là rào cản rất lớn!

Điều 38, chương 4, Luật Thủ đô sửa đổi đề cập: HĐND thành phố Hà Nội được bố trí kinh phí từ ngân sách hỗ trợ di dời, xây dựng mới, bố trí đất cho các cơ sở sản xuất, cơ sở giáo dục đại học theo biện pháp, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.… Trên thực tế, Hà Nội có đầy đủ tiềm lực và nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, các trường chỉ việc di chuyển.

Nguồn kinh phí xây dựng là một trong những nút thắt lớn khiến lộ trình di dời gần như đang dậm chân tại chỗ. Giao quyền cho Hà Nội chủ động trong xây dựng cơ sở mới cho các trường được, chính là lời giải cho bài toán này. Và, nếu những “nút thắt” này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới, mà các địa phương và các cơ sở đào tạo cũng có cơ hội để phát triển xứng tầm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng chí Đào Duy Tùng - người con ưu tú của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội là một trong những cán bộ lãnh đạo tài năng, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và cũng là một tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024) là dịp để thủ đô Hà Nội thêm tự hào và noi theo gương sáng của những thế hệ đi trước.

Bên cạnh xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV cũng sẽ xem xét hai quy hoạch lớn của Hà Nội. Đó là quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch Thủ đô. Bản quy hoạch sau khi hoàn thiện vừa mang tính khái quát, thể hiện những định hướng lớn cho phát triển Thủ đô trong giai đoạn tới; đồng thời làm rõ nét hơn các không gian phát triển của Thủ đô.

Dù đã dựng biển cấm nhưng chợ vẫn tiếp tục họp ở tuyến đường Quang Minh thuộc huyện Mê Linh. Hàng ngày, người dân vô tư họp chợ gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý.

Hồ Linh Đàm là không gian xanh quý giá giữa khu dân cư đông đúc và ngột ngạt. Vậy mà đường dạo quanh hồ đang bị chiếm dụng dưới nhiều hình thức.

Sáng nay (20/5), tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến được tổ chức trong tháng 7 tới đây tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ. Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.