Cẩn trọng khi giá đất tăng ảo theo thông tin quy hoạch

Từ trước đến nay, khi có thông tin các dự án lớn sắp triển khai thì giá đất xung quanh khu vực đó sẽ có dấu hiệu tăng lên.

Những ngày gần đây, việc giá đất tại Đông Anh tăng lên tới 200 triệu đồng/m2 khi ăn theo dự án thành phố thông minh bắc Hà Nội đã khiến cho nhiều người sửng sốt.

180-210 triệu đồng/m2 tại một số lô đất nằm ở mặt đường khu vực Uy Nỗ, Đông Hội hay khu đấu giá Vườn Đào X7. Thậm chí tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, những mảnh đất nằm sát vách với dự án khu đô thị Thành phố Thông minh có giá rao bán lên tới 150-200 triệu đồng/m2.

Trước đây, thông tin Đông Anh được lên quận đã khiến cho giá nhà đất có xu hướng tăng dần. Nay, khi một siêu dự án được triển khai, lại khiến giá đất tiếp tục "nhảy múa".

Cẩn trọng khi giá đất tăng ảo theo thông tin quy hoạch.

Giá bị thổi lên quá cao, nhưng thực tế ghi nhận thị trường tại Đông Anh chưa có sự tăng trưởng nóng như lời đồn. Trong 6 tháng đầu năm, giá bất động sản có tăng nhưng không thể mức 200 triệu đồng/m2 như một số thông tin đăng tải trên mạng.

Trong quá khứ, Hà Nội đã từng chứng kiến nhiều cơn sốt đất ảo mỗi khi có thông tin dự án sắp được hình thành. Đó là việc xây dựng các tuyến đường vành đai hay đại lộ Thăng Long, khu đô thị Hòa Lạc…

Đã có nhiều người nhận về trái đắng khi bỏ tiền đầu tư theo cơn sốt ảo ấy. Để tránh lặp lại vết xe đổ, các nhà đầu tư có ý định rót vốn cần xem xét kỹ càng tính pháp lý, quy hoạch bất động sản dự định đầu tư. Đồng thời, phải khảo sát tình hình thị trường, tìm hiểu kỹ xem giao dịch mua bán chủ yếu là người có nhu cầu thực hay chỉ để đầu cơ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.