Cẩn trọng với việc lợi dụng thông tin thổi giá đất nền
Theo Luật kinh doanh bất động sản 2023: Các cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III.
Đáng chú ý về đối tượng, luật chỉ áp dụng đối với dự án đã được quy hoạch, KHÔNG ÁP DỤNG với đất cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa để cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng cho người khác. Do vậy, quy định siết phân lô bán nền không ảnh hưởng nhiều tới nguồn cung.
Quy định như trên là rất rõ ràng nhưng nhiều môi giới vẫn cố tình tung tin về nguồn cung “khan hiếm”, “giá sẽ tăng cao”, sử dụng chiêu trò để cho thấy giao dịch sôi động, cả chục khách chốt giao dịch trong tuần.
Khảo sát thực tế của Phóng viên Bản tin tại Hoài Đức và khu vực ngoại thành cho thấy điều ngược lại. Sự sôi động không hề có như thời kỳ đỉnh cao của “sốt” những năm 2021-2022 hay “nhiều người xem và giao dịch” như môi giới đề cập. Cần nhìn nhận rõ ràng rằng: Các hộ dân nông thôn hoặc làng nghề thường có diện tích đất rộng. Khi con cái ra ở riêng thường chia tách bằng thừa kế.
Do vậy, việc tách thửa nhỏ chỉ để phục vụ cho việc mua đi bán lại của giới đầu cơ và sau mỗi vụ mua - bán, đất thường bỏ không đợi chờ giao dịch mới, chứ ít ai xây nhà để ở. Việc dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ đất hay “ôm đất” lướt sóng với nhiều người cho đến bây giờ vẫn đển lại các bài học đắt giá.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã tăng lên 105 thành phố, thị xã (thêm 81 địa phương so với hiện hành) sẽ không được phân lô, bán nền. Hiểu đơn giản ở một khía cạnh là đất nằm trong các khu vực qui định sẽ phải có nhà, hạ tầng. Quy định này là hạn chế tình trạng đầu cơ; Nhà nước thu được nguồn thuế lớn hơn; Sàng lọc được năng lực chủ đầu tư… Đây là giải pháp có tính bền vững nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
Theo tìm hiểu sau các đợt sốt đất trước, nhiều nhà đầu tư đã gom đất chờ quy hoạch trong dân dẫn tới đọng vốn và lợi dụng các qui định mới để bán hàng, tìm giao dịch.
Người mua cần tìm hiểu kỹ pháp lý; cẩn trọng với các chiêu thức “thổi giá ảo” và bị cuốn vào “tâm lý fomo”(mua theo đám đông) như ở thị trường chung cư Hà Nội thời gian qua.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng từ ngày 1/1/2026.
0