Cần xem xét nâng vốn Nhà nước tham gia dự án PPP

Theo quy định, luật PPP (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư), nhà nước chỉ tham gia không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, còn lại là nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ khi luật PPP có hiệu lực thi hành tới nay, chưa có một nhà đầu tư nào đầu tư PPP.

Quốc hội đã xem xét nâng mức 50% lên 70%, nhằm tạo thêm sức hấp dẫn cho các dự án PPP và có thể thu hút nguồn lực xã hội vào các dự án trọng điểm của đất nước.

Phân tích vì sao từ khi luật PPP có hiệu lực thi hành, không có một nhà đầu tư nào tham gia vào các dự án PPP, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án, đặc biệt dự án giao thông, đường cao tốc có số vốn rất lớn.

Thực tế, doanh nghiệp cũng chỉ đầu tư được khoảng 20% vốn tự có, số còn lại phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đắn đo vì muốn cho vay dự án PPP cũng phải tìm hiểu dự án này có khả năng hoàn vốn sớm hay không, hay là sẽ mất cân đối.

Theo ông Nguyễn Công Long, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: "Từ trước đến nay, quy định liên quan đến tỷ lệ vốn nhà nước tham gia các dự án PPP cho hạ tầng giao thông cũng chưa được hấp dẫn,  tối đa là 50%, trong khi nhiều dự án chi phí dành cho giải phóng mặt bằng rất lớn, đây là một bất lợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách cũng chưa thu hút nhà đầu tư. Chính vì vậy, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật PPP để phù hợp với thực tiễn hơn, không chỉ trong lĩnh vực giao thông mà rất nhiều dự án khác cũng đang bế tắc."

"Trên thực tế, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm (2021 - 2025) chiếm khoảng 32%-34% GDP, tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư công chỉ khoảng 16%-17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, nguồn vốn đầu tư công không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu nguồn vốn cho đầu tư phát triển." - ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.