Canada: Thầy giáo chế tạo thủy phi cơ từ phế thải

Ông Robert Tymofichuk, một giáo viên ở Alberta, Canada, đã dành gần 1.800 giờ để chế tạo một chiếc thủy phi cơ có thể chạy trên mặt đất hoặc lướt trên mặt nước. Điều thú vị là vật liệu chế tạo thủy phi cơ là những phế thải như cao su, sợi thuỷ tinh, giấy bồi, các bộ phận của ô tô cũ và khung thuyền bị bỏ hoang.

Niềm say đối với loại phương tiện đặc biệt này đến với Robert Tymofichuk  từ khi còn nhỏ. Trong một lần xem phim, cậu bé Robert Tymofichuk đã vô cùng thú khi thấy cảnh một chiếc thủy phi cơ lướt trên mặt nước một cách dễ dàng. Cậu bắt đầu nghĩ tới việc chế tạo phương tiện thú vị này từ khi học lớp 8. Robert Tymofichuk đã đặt mua một bộ hướng dẫn từ một công ty ở Illinois tên là Universal Hovercraft và bắt tay vào thực hiện một dự án kéo dài 5 năm.

Thủy phi cơ là niềm đam mê suốt đời của ông Robert Tymofichuk

Robert Tymofichuk nhớ lại thời điểm ông hoàn thành việc chế tạo chiếc thủy phi cơ đầu tiên của mình là vào năm 1986. “Nó thực sự tuyệt đẹp. Tôi khởi động động cơ, tăng tốc và nó đã hoạt động.”

 Nhưng qua nhiều năm, ông Tymofichuk đã nhận thấy một số hạn chế của cỗ máy này. Nó không thể chở nhiều hàng hóa hoặc nhiên liệu, không có cabin để bảo vệ hành khách khỏi bị nước và bùn bắn vào, và không thể leo lên những con dốc thấp. Nhiều năm sau, ông quyết định chế tạo một chiếc thủy phi cơ khác. Chiếc thủy phi cơ mới này là sự kết hợp của các bộ phận được tái sử dụng, chẳng hạn như động cơ của chiếc Toyota Celica được cải tiến,  một thân tàu cũ bằng sợi thủy tinh ông tìm thấy gần một ngôi nhà bị đổ nát và một đệm cao su bên dưới được khâu bằng tay. Cần điều khiển được làm từ giấy bồi và bên ngoài bọc sợi thủy tinh. Để hoàn thiện chiếc thủy phi cơ, ông lắp cabin của chiếc Jeep Grand Cherokee đời 1997, bổ sung thêm máy sưởi, cần gạt nước, kính chắn gió và ghế ngồi từ một chiếc Volkswagen Jetta  và cuối cùng là lớp sơn bóng màu đỏ tươi.

Ông Robert Tymofichuk đã dành khoảng 1.800 giờ trong một năm để chế tạo chiếc thủy phi cơ.

Chiếc thủy phi cơ được thử nghiệm thành công trên sông Saskatchewan, với tốc độ có thể đạt hơn 64km/h. ÔngTymofichuk nói: “Nếu không có Internet thì không bao giờ tôi có thể chế tạo được cỗ máy thứ 2 này”.

Chiếc thủy phi cơ của ông Tymofichuk dù không đạt tốc độ thật cao nhưng dễ điều khiển. Nó có thể hoạt động ngay cả trên những con sông có dòng chảy mạnh, có thể lướt qua mỏm đá và các chướng ngại vật khác với khoảng cách hơn 20cm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách đây 35 năm, Mazda đã cho ra đời những chiếc xe MX-5 đầu tiên, hay còn gọi là Mazda Roadster. Nhân dấu mốc đặc biệt này, hãng xe Nhật Bản đã cho ra đời phiên bản kỷ niệm 35 năm với màu sơn Artisan Red Premium, nhiều chi tiết đặc trưng lấy cảm hứng từ các thế hệ trước đây.

Trong bối cảnh ngành ô tô toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt từ các hãng xe lớn, hai hãng xe của Nhật Bản là Honda và Nissan đang cân nhắc một bước đi chiến lược, có thể sẽ sáp nhập để tăng sức mạnh cạnh tranh.

Ford - hãng xe của Mỹ đang triển khai đợt gọi sửa chữa 768.000 ô tô sử dụng động cơ diesel trên toàn thế giới. Những vấn đề liên quan đến bộ lọc của các mẫu xe ảnh hưởng có thể không vượt qua bài kiểm tra khí thải.

Vào đầu tháng 1/2025, tàu SE61/62 chạy tuyến Hà Nội - TP.HCM sẽ ra mắt toa VIP, được đánh giá là toa xe sang trọng nhất hiện nay.

Thú chơi ô tô mô hình, nơi những chiếc xe thu nhỏ không chỉ là đồ vật mà còn là nghệ thuật và chứa đựng từng câu chuyện nhỏ của người sưu tầm được lưu giữ ở trong đó.

Ngày 19/12, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập GSM, tuyên bố ngừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury sử dụng xe VinFast VF 8.