Cảnh báo căn bệnh khiến nhiều người trẻ đột tử
Theo PGS.TS Phùng Duy Hồng Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực: "Lóc động mạch chủ type A cấp tính thường xuất hiện ở những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, một số bệnh bẩm sinh của mô liên kết như hội chứng Marfan, thường xảy ra nhiều hơn khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh."
Bệnh có các biểu hiện như: Cơn đau đột ngột vùng ngực hoặc bụng phía sau cột sống thắt lưng, cơn đau đột ngột dữ dội có thể lan từ bụng lên ngực hoặc từ ngực xuống bụng gây choáng ngất vã mồ hôi lạnh. Các nghiên cứu cho thấy trong ngày đầu tiên có khoảng 20-30% BN tử vong, trong 48 giờ đầu có 50%, tỷ lệ sống sót sau 1 tháng khoảng 10% nếu không được điều trị kịp thời.
Với sự phát triển của y học nhiều bệnh lý đã được điều trị bằng can thiệp nội mạch. Tuy nhiên Lóc động mạch chủ type A cấp tính thì phẫu thuật cấp cứu vẫn là biện pháp duy nhất giúp cứu tính mạng của người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực nhấn mạnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là Trung tâm ngoại khoa lớn nhất của miền Bắc và là 1 trong số ít trung tâm triển khai thường quy loại bệnh lý phức tạp này. Trong năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật điều trị 101 bệnh nhân lóc động mạch chủ type A cấp tính với tỷ lệ tai biến biến chứng thấp, tỷ lệ tử vong là dưới 10%. Đây là kết quả tương đương với các trung tâm lớn trên thế giới.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, việc triển khai mổ cấp cứu cho các bệnh nhân lóc động mạch chủ type A cấp tính được thực hiện thường quy 24/24h ngay khi bệnh nhân được nhập viện, không cần phải chờ đợi. Bệnh viện đã ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại khác nhau nhằm giảm tỷ lệ biến chứng, tăng tính triệt để trong phẫu thuật như sử dụng kỹ thuật vòi voi đông cứng.
"Không chỉ điều trị bệnh nhân ở giai đoạn cấp mà chúng tôi đã tổ chức theo dõi bệnh nhân sát sao sau phẫu thuật nhằm giải quyết kịp thời các tiến triển của phần động mạch chủ ngực và bụng chưa được can thiệp. Việc tiếp cận giải quyết các phần động mạch chủ còn lại bằng can thiệp nội mạch, phẫu thuật, hybrid tùy thuộc theo thương tổn, cá thể hoá từng bệnh nhân đã mang lại lợi ích tối đa cho người bệnh và tránh được những biến chứng không mong muốn. Đây là một ưu thế tuyệt đối của các các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" - PGS Ước cho biết thêm.
Bệnh khi phát hiện thường phải phẫu thuật hoặc can thiệp, nhiều trường hợp phải mổ cấp cứu. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, hoàn toàn có thể phòng và điều trị tốt loại bệnh đặc biệt phức tạp này.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần loại bỏ các thói quen sinh hoạt có hại như: hút thuốc lá, thuốc lào; Kiểm soát tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao; Hạn chế bia, rượu. Tất cả các bệnh nhân lóc động mạch chủ, dù chưa được can thiệp, phẫu thuật hoặc đã can thiệp, phẫu thuật đều phải đi khám kiểm tra định kỳ theo hẹn. Khám sàng lọc cho người thân của những người bệnh đã được bác sĩ kết luận là bệnh động mạch chủ di truyền. Khi được cơ sở tuyến dưới chẩn đoán lóc động mạch chủ cần được chuyển đến bệnh viện có khả năng điều trị thực sự, tránh chuyển qua nhiều tuyến sẽ mất cơ hội của bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0