Cảnh báo gia tăng tội phạm vị thành niên
Tình trạng này đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương và gióng lên hồi chuông báo động về trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội trong việc chung tay phòng ngừa, góp phần đẩy lùi tội phạm ở lứa tuổi này.
Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13.000 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, trong đó tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên là 24,5% đối với người từ 14 đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; cùng với đó là độ tuổi phạm tội đang dần có xu hướng trẻ hóa.
Theo Th.S Lê Thế Hanh, Chuyên gia tham vấn và trị liệu tâm lý, hiện nay, có một số trẻ sử dụng bạo lực hay là những hình ảnh gây kịch tính để che giấu hoặc là để bộc lộ các cái cảm xúc tức giận hoặc là cảm xúc khó chịu của trẻ mà bình thường trẻ không thể bộc lộ được ra bên ngoài; khi trẻ bước vào tuổi cấp 2, cấp 3, việc phát triển tâm sinh lý có ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, từ các mối quan hệ bạn bè, trường lớp, thầy cô giáo và mối quan hệ xã hội.
Vi phạm pháp luật ở độ tuổi thanh thiếu niên không phải là hiện tượng mới, song một số vụ việc mang tính chất nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đã và đang là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em.
Trung tá Phạm Xuân Thiên, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Đông Anh cho biết: nhiều trường chưa đủ 18, chưa có giấy phép lái xe nhưng một số gia đình đã để cho con em mình sử dụng xe gắn máy. Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các gia đình trong việc quản lý con em và đặc biệt là việc sử dụng xe gắn máy.
Theo Trung úy Nguyễn Thị Cẩm Tú, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH - Công an huyện Thanh Oai khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm theo dõi con em mình chặt chẽ hơn, đối với những em đã thôi học thì phải tạo công ăn việc làm ổn định và giám sát không để các con mình tụ tập với những đối tượng xấu và những đối tượng mà có tiền án tiền sự.
Ngăn chặn nguy cơ và hạn chế sự gia tăng của tội phạm vị thành niên là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, ban, ngành đoàn thể, cũng như là trách nhiệm của toàn xã hội. Chỉ khi các em hiểu biết pháp luật, nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi phạm tội thì mới có thể tạo sự chuyển biến tích cực trong hành động của bản thân.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0