Cảnh báo lạm dụng thuốc Medrol gây suy tuyến thượng thận

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Bệnh nhân H.T.H (58 tuổi quê Định Hóa, Thái Nguyên), mắc đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống nhiều năm.

Người bệnh thường xuyên uống Medrol liều cao, dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc như mặt tròn đỏ, bụng béo trung tâm, da mỏng, rạn da ở bụng,… Da bàn chân của bệnh nhân rất mỏng, dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, đe dọa lan lên hết cẳng chân phải.

Hình ảnh bàn chân bị nhiễm trùng nặng của bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Người bệnh này đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng điều trị không thành công do bệnh phối hợp là  suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Bệnh nhân đã được điều trị ổn định và có thể xuất viện.

Suy tuyến thượng thận cấp thường gặp ở bệnh nhân lạm dụng corticoid, là một tình trạng y khoa đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Để tránh lạm dụng corticoid, bệnh nhân cần lưu ý các điều sau:

- Tuân theo chỉ định của bác sỹ: Việc sử dụng corticoid nên được bác sỹ có chuyên môn chỉ định và giám sát. Bác sỹ sẽ xác định liệu pháp thích hợp và liều lượng cần thiết cho từng trường hợp cụ thể.

- Không tự ý tăng hoặc giảm liều: Không nên tăng hoặc giảm liều corticoid mà không có sự chỉ định của bác sỹ. Việc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Sử dụng trong thời gian ngắn: Corticoid thường được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các tình trạng viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng. Việc sử dụng corticoid lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình khi sử dụng corticoid và liên hệ ngay với bác sỹ nếu có bất kỳ triệu chứng hay vấn đề nào xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.