Cảnh báo ngộ độc thuốc hạ sốt trong điều trị SXH

Trong vài ngày đầu tiên khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao liên tục, đau đầu, đau người dữ dội… nhiều người đã tự ý tăng liều hoặc dùng nhiều lần thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, dẫn tới tăng men gan, tổn thương gan.

Paracetamol hay acetaminophen (Tylenol) là thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng cho người bệnh sốt xuất huyết. Thuốc giúp hạ sốt và làm dịu cơn đau đầu, đau mình mẩy… Thuốc được dùng với liều 10-15mg/kg/lần, tối đa 4-6 lần/ngày, không quá 60mg/kg/24 giờ.

Khi bạn làm theo hướng dẫn trên nhãn (chai) thuốc, thuốc sẽ rất hữu ích và an toàn, và nhìn chung nó không gây khó chịu cho dạ dày như các loại thuốc giảm đau khác.

Tuy nhiên, nhiều người thấy sốt không hạ nhiều, đã tăng liều paracetamol hoặc dùng nhiều hơn số lần khuyến cáo trong ngày đã dẫn tới tăng men gan (tổn thương gan). Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy gan.

Paracetamol là thuốc dùng an toàn cho người bị sốt xuất huyết.

1. Men gan tăng cao nguy hiểm thế nào?

Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc tổn thương các tế bào trong gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc bị thương sẽ rò rỉ một lượng hóa chất nhất định, bao gồm cả men gan (như ALT, AST, GGT, ALP) vào máu cao hơn bình thường, làm tăng men gan khi xét nghiệm máu.

Một trong những nguyên nhân gây men gan cao là thói quen tự ý dùng thuốc, trong đó có thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol.

Nếu chỉ số men gan tăng nhẹ từ 1-2 lần so với giới hạn bình thường thì cơ thể của người bệnh chưa nhận thấy những triệu chứng rõ rệt (chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu). Song, nếu chỉ số men gan tăng hơn 5 lần thì các triệu chứng điển hình của men gan cao sẽ thấy rõ.

2.Triệu chứng ngộ độc paracetamol

Ngay sau khi dùng quá liều paracetamol, bạn có thể không có triệu chứng trong vài giờ. Sau khoảng thời gian đầu tiên này, có thể xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn; Nôn; Cảm thấy không khỏe; Chán ăn, ăn không ngon; Đau bụng; Tiêu chảy.

Vào thời điểm bạn nhận thấy có điều gì đó không ổn, gan của bạn có thể đã bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc paracetamol, cần phải được điều trị sớm, trước khi các triệu chứng xảy ra, sẽ giúp người bệnh có thể hồi phục mà không gặp vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy gan.

3. Phòng ngừa ngộ độc paracetamol như thế nào?

Có thể thực hiện các bước sau để tránh quá liều paracetamol:

- Giữ thuốc ngoài tầm với của trẻ.

- Biết liều lượng chính xác của paracetamol và lượng paracetamol trong chế phẩm bạn đang sử dụng.

Paracetamol được tìm thấy trong hơn 600 loại thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC), bao gồm thuốc trị dị ứng, thuốc cảm, siro ho, thuốc trị đau đầu… Không bao giờ kết hợp các loại thuốc khác nhau nếu cả hai loại thuốc đều chứa paracetamol. Ví dụ, không nên dùng chung paracetamol với codein và thuốc cảm có chứa paracetamol.

Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ nhãn sản phẩm và hướng dẫn sử dụng thuốc. Không dùng nhiều hơn chỉ dẫn, ngay cả khi bạn vẫn còn đau hoặc cảm thấy không khỏe. Khi bạn tuân thủ liều khuyến cáo, cũng không nên dùng paracetamol quá 10 ngày để giảm đau hoặc 3 ngày nếu bị sốt. Trong trường hợp cảm thấy vẫn không ổn, cần đi khám.

Bất kỳ ai đang dùng thuốc có chứa paracetamol không nên dùng đồ uống có cồn. Nếu bạn uống nhiều hơn ba ly rượu mỗi ngày hoặc bị bệnh gan, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc gì có chứa paracetamol. Bởi trong những trường hợp này, ngay cả liều khuyến cáo cũng có thể khiến gan bị tổn thương nhiều hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỳ nghỉ lễ là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ bên gia đình hoặc du lịch tại những vùng đất mới. Nhưng với các y, bác sĩ thì không có ngày nào ngơi nghỉ. Trong những ngày này, ngành Y tế Hà Nội đã và đang ứng trực cấp cứu nội và ngoại viện 24/24 giờ để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Một bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, các bác sĩ kết luận trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hiện tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.