Cảnh báo rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện đã khám và điều trị cho nhiều trường hợp bị rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc lá điện tử.

Nhập viện do lạm dụng thuốc lá điện tử

Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân N.T.X. (27 tuổi, tại Hà Nội), được mẹ đưa đi khám do hút thuốc lá điện tử quá nhiều và có các hành vi bất thường.

Mẹ của X. kể lại, sau khi tốt nghiệp đại học, X. mở cửa hàng quần áo nữ, thường xuyên livestream bán hàng. X. chưa lập gia đình và ổn định về kinh tế. Tuy nhiên, cô gái này bắt đầu sử dụng thuốc lá khoảng 8 năm nay, khi còn là sinh viên. Ban đầu, chỉ vì tò mò nên lúc đi chơi với bạn bè, X. hút thử và giấu cha mẹ.

Sau khi tốt nghiệp, do tính chất công việc livestream thường vất vả, hay phải làm đêm, nên X. sử dụng thường xuyên hơn. Ban đầu, khoảng 3-4 ngày cô dùng hết 1 hộp tinh dầu thuốc lá điện tử. Mỗi khi làm nhiều, số lượng dùng tăng lên, khoảng 2-3 ngày hết 1 hộp.

Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, sau khi chia tay bạn trai, X. thấy căng thẳng, stress nhiều hơn nên càng hút nhiều thuốc lá điện tử. Cô dùng thuốc lá điện tử hàng ngày, dùng số lượng nhiều, mỗi ngày hết khoảng 1 hộp tinh dầu bởi cho rằng mỗi khi hút, tâm trạng thoải mái hơn, cơ thể dễ thư giãn, tăng sự tập trung và dễ đi vào giấc ngủ.

Thấy con dùng quá nhiều, gia đình can ngăn, cấm X. dùng. Song khi không được hút, cô cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt. Bệnh nhân tiếp tục lén lút đặt hàng trên mạng, có nhiều lần đặt lén lút giữa đêm.

Từ đó trở đi, X. bắt đầu cảm thấy mình không thể làm chủ được việc hút thuốc lá điện tử nữa. Những tháng gần đây, mỗi ngày cô hút hết 2 - 3 hộp tinh dầu. Cô luôn trong trạng thái mơ màng, đờ đẫn, mệt mỏi, bỏ bữa, thậm chí nhốt mình trong phòng, chỉ nằm hút thuốc lá điện tử.

Gia đình cũng phát hiện X. có các biểu hiện lạ như lướt điện thoại trong vô thức, đờ đẫn, gọi hỏi không để ý, nói những câu không liên quan… Vì vậy, gia đình đã đưa cô tới Viện Sức khỏe Tâm thần điều trị, thăm khám.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân mắc hội chứng nghiện thuốc lá, rối loạn cảm xúc hành vi, rối loạn giấc ngủ.

Nghiện thuốc lá điện tử gây rối loạn tâm thần ở người trẻ.

Trường hợp khác là nam bệnh nhân 19 tuổi, cũng ở Hà Nội, dùng nhiều thuốc lá điện tử và thậm chí dùng thuốc lá trộn tinh dầu cần sa, thuốc lắc. Bệnh nhân này xuất hiện tình trạng bồn chồn, khó chịu, không ngủ được nên được bạn gái khuyến khích đến viện thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được xác định rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng thuốc lá điện tử, điều trị nội trú, có hiệu quả.

Nhiều hệ lụy nguy hiểm khi sử dụng thuốc lá điện tử

TS Lê Thị Thu Hà, trưởng phòng sử dụng chất và y học hành vi Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết thuốc lá điện tử chủ yếu chứa nicotine và một số ít chất khác trong buồng đệm chứa dịch (glycerin, propylene, các chất dẫn), chất tạo hương vị, chất dẫn. Thậm chí là ma túy tổng hợp.

Trong đó nicotine có khả năng gây phụ thuộc về mặt tâm thần. Glycerine có thể gây viêm phổi. Chất dẫn khác nhau tùy theo từng hãng, nhãn hiệu chủ yếu bao gồm nitrosamine, formaldehyde, acetaldehyde là các chất có khả năng gây ung thư.

Bác sĩ Hà nhấn mạnh thuốc lá điện tử hiện nay được hút ở tuổi trẻ khi não chưa hoàn thiện. Nếu hút thuốc lá điện tử sớm sẽ dẫn tới những tổn thương não khiến cho trẻ sau này khó từ chối các chất gây nghiện khác.

"Thậm chí, có những học sinh chỉ mới 13 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử được 2 năm và cũng thừa nhận đã dùng cần sa. Việc các bạn trẻ hiểu lầm rằng thuốc lá điện tử không gây hại đang khiến số lượng người sử dụng ngày càng tăng, gây nguy hại cho cộng đồng.

Vì vậy, gia đình chú ý khi con sử dụng thuốc lá điện tử cần ngăn chặn. Nếu ở mức độ trẻ bứt rứt, khó chịu, hành vi bất thường cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn", bác sĩ Hà khuyến cáo.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.