Cảnh báo tai nạn thương tích do tự chế tạo pháo nổ

Chỉ trong hai tuần vừa qua, tại nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn liên quan đến pháo nổ. Điều đáng nói, đa phần các nạn nhân đều trong lứa tuổi học sinh và hậu quả do pháo nổ gây ra là hết sức nặng nề.

Thời điểm trước Tết Nguyên đán năm nào cũng gia tăng đột biến số vụ tai nạn thương tích do pháo nổ. Bên cạnh việc điều trị thì các y bác sỹ luôn kết hợp tuyên truyền cho các nạn nhân về hậu quả của hành vi chế tạo pháo. Theo các bác sỹ, với những trường hợp tai nạn thương tích do pháo nổ, việc chữa trị phẫu thuật rất khó khăn và thời gian chữa trị kéo dài. Trong đó, đa phần các nạn nhân đều phải mang thương tật suốt đời.

Dù trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo, thế nhưng tình trạng các em học sinh chế tạo pháo nổ vẫn diễn ra khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do các em dễ dàng tiếp cận với các clip, video hướng dẫn cách chế tạo pháo tràn lan trên các trang mạng xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.