Cảnh báo trẻ bỏng cồn từ chai nước sát khuẩn

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận điều trị một bé gái 9 tuổi bị bỏng 85% cơ thể. Nguyên nhân khiến trẻ bỏng toàn thân, nguy kịch có thể do chai nước sát khuẩn rửa tay.

Một tháng qua, bé T.M (9 tuổi, ngụ tại Long An) được áp dụng các phương pháp điều trị tốt nhất ở Khoa Bỏng Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh (TP. HCM). Tuy nhiên, tình trạng vẫn chưa khả quan.

Chia sẻ với bác sĩ, người nhà cho biết M. bị cảm nhiều ngày. Gia đình đốt lửa cạnh giường bé rồi dùng tổ ong hơ nóng, trị bệnh theo quan niệm dân gian. Đúng lúc đó, một bé 3 tuổi là em gái của M. cầm chai nước sát khuẩn rửa tay, xịt vào lửa. Lửa bùng lên. Phản ứng không kịp, M. bị cháy toàn thân, em gái bị bỏng vùng mặt.

Hai chị em cùng được chuyển lên cấp cứu tại TP.HCM. Em gái bị phỏng 10% vùng mặt, ngực, mức độ nhẹ, đã được ghép da và được xuất viện. Mặc dù vậy, nguy cơ để lại sẹo cao, trẻ phải tiếp tục can thiệp để xử lý sẹo, tránh co rút, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng.

Còn M. vẫn chưa qua giai đoạn nguy hiểm do diện tích bỏng đến 85% cơ thể, bỏng sâu độ 3, sốc, suy hô hấp phải đặt nội khí quản. Sau 6 lần cắt lọc, các bác sĩ đã sử dụng thuốc tốt nhất nhưng bệnh nhân đang vào đợt sốc nhiễm trùng lần 2, nhiễm nấm kèm viêm phổi nặng.

Bé M. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.

Bác sĩ Diệp Quế Trinh, Trưởng khoa Bỏng Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết: "Nếu may mắn qua được thời điểm này, bé sẽ phải đối diện với những khó khăn khác. Diện tích bỏng quá lớn, không còn da để ghép, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Những lần thay băng cho bệnh nhân bỏng toàn thân như vậy, các điều dưỡng cũng hết sức kiên trì và tỉ mẩn bởi lớp da bên ngoài của bé đã tróc hết, đau đớn."

Cũng thời điểm này, bé K. 5 tuổi đang được điều trị tại Khoa Bỏng Tạo hình vì bỏng cồn. Khoảng 10 ngày trước, mẹ của em đang đốt rác, chị cẩn thận để lửa tàn mới vào nhà. K. cầm theo chai cồn chơi rồi phun vào đống tro âm ỉ. Sau vài lần xịt, lửa bùng trở lại khiến bé bỏng toàn thân.

Người mẹ hoảng hốt dập lửa và ôm con vào viện. Toàn thân bé co rút, bỏng sâu độ 3, sốc, nhiễm trùng.

Hồi tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cũng đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi sinh năm 2014 gặp nạn từ cồn sát khuẩn trong nhà.

Do bố hay đi công tác nên gia đình em thường trang bị cồn để rửa tay, sát khuẩn. Trong lúc không để ý, bé cầm chai cồn chạy qua khu bếp đang nấu thức ăn. Hậu quả là lửa bén vào quần áo, khiến em bị cháy trong khoảng một phút trước khi được người nhà dội nước cứu.

Các bác sĩ cảnh báo, bỏng là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do nước sôi, thiết bị điện, các tai nạn cháy, nổ… gây ra. Trường hợp nhẹ, trẻ bị hư da, nhiễm trùng, nếu nặng hơn có thể lại sẹo co rút, sẹo lồi thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhi.

Mức độ nguy hiểm của bỏng cồn tương đương với bỏng do xăng. Đáng ngại, trẻ dễ dàng tiếp cận với nguy hiểm thông qua chai xịt rửa tay sát khuẩn.

“Duy trì thói quen rửa tay là việc nên làm để phòng bệnh, tuy nhiên trong nước rửa tay có thành phần cồn (chất dễ cháy). Do đó, với trẻ trên 5 tuổi, phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng chai xịt một cách an toàn như tránh lửa, không được uống. Còn trẻ nhỏ hơn, phụ huynh nên chủ động xịt rửa tay cho trẻ, đặt các chai xịt sát khuẩn rửa tay và các hóa chất nói chung tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Nếu có thể, cha mẹ nên dùng nước rửa tay dạng gel cho bé”, bác sĩ Trinh nói.

Đáng chú ý, những trường hợp bỏng nặng dù được cắt lọc, phẫu thuật nhưng nguy cơ sẹo xấu, sẹo co rút rất lớn. Do đó, bác sĩ luôn dặn cha mẹ cho trẻ tái khám theo hẹn, để can thiệp, tập vật lý trị liệu, thậm chí việc này kéo dài nhiều năm.

"Có nhiều bé được cứu sống, điều trị gian nan lắm, phục hồi tốt và xuất viện, nhưng khi trở về nhà, phụ huynh không phối hợp, sẹo bỏng bị co rút lại, chân tay co quắp, biến dạng, kéo theo chức năng cũng mất. Đến khi nặng quá, mẹ mới đưa lên viện thì không thể can thiệp được. Trẻ phải sống suốt đời với hình dáng ấy và tâm lý tự ti, sợ hãi. Chúng tôi rất đau lòng khi nhìn các con như vậy", bác sĩ Trinh nói.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).