Canh gà

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Hà Nội ồn ã náo nhiệt suốt từ khi bạn tỉnh giấc buổi sớm tới tận khi bạn thiếp ngủ lúc đêm. Hóa ra cũng có lúc Hà Nội chìm vào tịch mịch, nếu bạn chẳng may nửa đêm tỉnh giấc, nằm nghe tiếng phố. Nằm đếm thời gian trôi qua đêm tịch mịch, người ta nhớ nhiều thứ lắm, nghe thấy nhiều thứ lắm, có khi nghe lơ mơ cả những thứ vọng tiếng từ quá khứ dội về…  Khi đó bạn sẽ thấy đêm sao mà tĩnh lặng. Cố nối giấc ngủ mà sao không thành.

Thức với đêm và đo nhịp đi của đêm bằng canh gà, bằng tiếng con thạch sùng chép miệng “tiếc, tiếc”, tiếng giun tiếng dế ào lên từng đợt rồi tắt lịm, tiếng con tắc kè dõng dạc đều đều buông vào không gian mù mờ hai tiếng một “tắc...kè". Người ta bảo tắc kè “tắc” bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu tuổi tắc kè. Mà tuổi tắc kè tính theo tháng hay tính theo năm, tôi cũng không biết nữa. Nhớ lần đầu tiên đến Tây Nguyên, đêm đầu không ngủ, tôi đã có một đêm nghe “no” tiếng tắc kè. Nghe từ đầu hôm đến khi ngưng tiếng “tắc” thì đêm tàn. Tiếng tắc kè về cuối chùng xuống, tan vụn vào bóng đêm, thấm vào nỗi buồn của người thức với đêm đầu tiên trên đất lạ.

Đêm Hà Nội. (Ảnh minh họa. Nguồn: Tổ quốc)

Có đêm tôi ngủ ở căn phòng trong một buôn của người Ê-đê nhưng kề đường phố. Phòng trong một căn nhà xây chứ không phải trong một mái nhà sàn. Thức giấc giữa đêm, không ngủ lại được nữa, đành nằm chờ trời sáng. Lúc đó tôi chờ tiếng giun tiếng dế, chờ tiếng tắc kè, chờ tiếng gà xáo xác đuổi nhau liền canh, và chờ cả âm thanh lục xục của những con bò dậy sớm cà sừng vào thành chuồng để đoán biết bước đi của đêm đang đến với ngày... Nhưng, tịnh không! Không, cho đến khi trời sáng bạch. Những âm thanh mà tôi chờ đợi vẫn ở đâu đó xa lắc xa lơ, vẫn như là không hề có ở cái buôn cao nguyên hơn một nửa người dân sống bằng nghề nương rẫy trồng trọt này.

Tôi đã có một đêm giữa buôn không cả tiếng gà. Tôi nhớ câu ca dao thành máu thịt của người xưa: “Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”. Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng... Thời chiến tranh, cha ông cũng đã lấy tiếng gà trong đêm làm tín hiệu tấn công kẻ thù. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Thu Hường

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng Gạ (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) đã được phù sa của sông Hồng bồi đắp, bởi vậy, lúa nếp làng Gạ rất thơm, nấu xôi đặc biệt ngon. Nhắc đến xôi Phú Thượng là nhắc đến một chất xôi ngon, dẻo, hòa quyện với đỗ lạc và đến nay, làng nghề này vẫn giữ được nghề làm xôi truyền thống.

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.