Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo tuyển cộng tác viên làm việc online

Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn là nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo như lừa làm cộng tác viên online. Bằng việc đánh trúng tâm lý của nhiều người, mong muốn việc nhẹ lương cao, các đối tượng đã vẽ ra chiêu trò tuyển dụng, sau đó, giao nhiệm vụ cho người ứng tuyển với mức chiết khấu “hoa hồng” và phần thưởng hậu hĩnh. Tuy nhiên, đến cuối, hoa hồng và phần thưởng chẳng thấy đâu, chỉ thấy tiền của người ứng tuyển không cánh mà bay.

Chỉ trong vòng 40 phút tham gia làm nhiệm vụ online thông qua hình thức tuyển cộng tác viên làm việc, các nạn nhân đã mất số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng. Ban đầu, các đối tượng đã móc nối, cấu kết đưa nạn nhân vào một nhóm giao việc online đã sắp đặt sẵn. Sau khi nạn nhân gia nhập nhóm, các đối tượng liên tục tung hứng, đưa ra các nhiệm vụ dành cho nạn nhân với lời hứa hẹn về mức “hoa hồng” hậu hĩnh sau khi hoàn thành. Ở một vài nhiệm vụ đầu, nạn nhân sẽ nhận được tiền “hoa hồng” đầy đủ, tuy nhiên, càng về sau, khi mức thưởng càng lớn, thì các đối tượng sẽ bắt nạn nhân phải trả một khoản phí tương đương 50% số tiền thưởng thì mới cho rút thưởng về. Sau khi nạn nhân sập bẫy, đáp ứng các yêu cầu, chúng lập tức lật mặt, chặn toàn bộ liên hệ với nạn nhân.

Trong thời gian qua, không ít người đã trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo bằng hình thức này. Người ít thì mất vài triệu, người nhiều, số tiền mất có thể lên đến cả tỷ đồng. Theo cơ quan Công an, nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là phụ nữ đang nuôi con nhỏ, người không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.