Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân mới
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, có rất nhiều phương thức để các đối tượng có thể đánh cắp thông tin cá nhân, trong đó có thông tin CCCD của người dân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người dân cần phải hết sức cảnh giác, nâng cao ý thức tự bảo vệ thông tin cá nhân của chính mình để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Thường xuyên bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác, những nạn nhân không khỏi bức xúc. Không chỉ là các cuộc gọi quảng cáo thương mại, mà thậm chí là các cuộc gọi được giới thiệu là đến từ các đơn vị, công ty, tổ chức khác nhau với nhiều thông tin hấp dẫn nhưng mục đích chung đó là lấy thông tin cá nhân của nạn nhân.
Chị Nguyễn Khánh Huyền – người dùng mạng xã hội cho biết: “Khi mà nhận điện thoại thì tôi sẽ phân loại thành hai dạng, dạng thứ nhất là các cuộc gọi tự động có thể dùng AI để nói chuyện thì nghe được vài giây là tôi tắt ngay. Còn dạng thứ hai là nói chuyện với người thật, họ thường mang đến một cái món quà gì đó và yêu cầu mình cung cấp thông tin cá nhân như là số điện thoại, Zalo hoặc địa chỉ để gửi tặng. Ngoài ra tôi còn nhận khá nhiều cuộc gọi mời làm thẻ tín dụng mà tôi không có nhu cầu”.
Theo các chuyên gia, các đối tượng có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận và khai thác thông tin cá nhân của người dân qua điện thoại hoặc mạng xã hội.
Ông Nguyễn Phú Lương – Phó trưởng phòng giám sát an toàn thông tin, trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chia sẻ: “Thời gian gần đây nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng cũng như xu hướng tiêu dùng trước trả tiền sau của người dân đang rất nhiều. Lợi dụng việc này nhiều đối tượng đã giả mạo các tổ chức tài chính hay ngân hàng, gọi điện cho người dân bằng hình thức gia hạn thẻ, nâng cấp thẻ hay có những gói ưu đãi dành riêng cho người dân. Từ đó yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân để hỗ trợ mở thẻ sớm hơn, nhanh hơn, rút gọn thủ tục hơn”.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thông tin CCCD để vay tiền từ các tổ chức tín dụng trên mạng xã hội hay đăng ký tại các ứng dụng trực tuyến, trò chơi trực tuyến,... cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất thông tin cá nhân. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng với các tin nhắn, cuộc gọi hoặc thông tin từ người không rõ danh tính.
Để phòng ngừa các nguy cơ, người dân cần hết sức cẩn trọng khi cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng để tham gia vào các giao dịch trực tuyến, kiên nhẫn và tỉnh táo khi đưa ra quyết định về giao dịch tài chính. Đặc biệt, sử dụng hệ thống bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thiết bị của mình khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
“Người dân phải xác thực thông tin khi được lời mời chào gia hạn thẻ tín dụng hay mời vay, mở thẻ. Khi thực sự có nhu cầu hãy liên hệ với những công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín, đến làm việc trực tiếp. Khi cung cấp thông tin cá nhân trực tiếp để mở thẻ để được hỗ trợ tốt hơn. Tránh cung cấp thông tin cũng như mọi thông tin cá nhân hay các thông tin cần thiết qua online hoặc các kênh tài khoản OTT”, ông Nguyễn Phú Lương chia sẻ thêm.
Các hoạt động, giao dịch trên môi trường mạng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro lộ thông tin cá nhân. Do đó, mỗi cá nhân cần ý thức bảo mật thông tin, đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng sơ hở để khai thác thông tin cá nhân của người dân nhằm thực hiện các hành vi phạm pháp.
TIN LIÊN QUAN


Theo dự kiến, ngày 26/12, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên bị bắt cóc, đòi chuộc 15 tỷ đồng ra xét xử. Bị cáo trong vụ án là Nguyễn Đức Trung (sinh năm 1992), trú tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố về tội "Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản". Trung là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 6/12, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Hồ Ngọc Toàn (sinh năm 1986, tại Hải Phòng) về tội "Hủy hoại tài sản". Bị cáo Toàn là thủ phạm đâm thủng hàng loạt lốp xe ở hồ Linh Đàm hồi đầu năm 2023.
Ngày 6/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết Công an quận Nam Từ Liêm đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Hoành (48 tuổi) trú tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, tối ngày 6/12, Nguyễn Minh Phúc (thường tự xưng Thích Tâm Phúc) đã bị Công an huyện Củ Chi ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam . Được biết, tại địa phương, Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo, từng đăng tải các clip ăn thịt chó, đi bar, cùng nhiều hành vi đi ngược đạo đức, gây bức xúc và phẫn nộ trong dư luận.
Ngày 6/12, Công an thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã ra quyết định xử phạt đối với N.T.H (ở thị xã Sơn Tây) về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật".
0