Cảnh giác với thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Ngày 07/5, bà Ngọt (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) liên tiếp nhận nhiều cuộc gọi của các đối tượng tự xưng công an, cáo buộc bà có liên quan tới đường dây mua bán ma túy. Để chứng minh bản thân không liên quan tới hoạt động tội phạm, bà phải nộp 300 triệu đồng. Bằng nhiều thủ đoạn, cả dọa nạt cả dỗ dành, nhóm công an "rởm" đã khiến bà âm thầm mang hết tiền, vàng trong nhà tới cửa hàng vàng bán và nhờ chuyển khoản.

Ông Vương Văn An đã rút toàn bộ 120 triệu trong sổ tiết kiệm rồi chuyển khoản theo yêu cầu của kẻ xấu.

Cũng bị lừa bởi các chiêu trò, thủ đoạn trên, ông Vương Văn An (xã Quảng Phú Cầu) đã tới phòng giao dịch Cầu Lão Agribank, huyện Ứng Hòa, đề nghị nhân viên giao dịch rút toàn bộ 120 triệu trong sổ tiết kiệm rồi chuyển khoản theo yêu cầu của kẻ xấu.

Rất nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo.

Không may mắn như  ông An và bà Ngọt khi được lực lượng công an, gia đình và ngân hàng phát hiện kịp thời, từ đó ngăn chặn giao dịch, tránh mất tiền, ba vụ việc gần đây, các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 3,4 tỷ đồng của các nạn nhân. Người bị lừa ít nhất là 215 triệu đồng ở Quốc Oai. Số tiền cao nhất bị lừa là 18 tỷ đồng với một phụ nữ ở quận Tây Hồ. Trường hợp còn lại là ở quận Hà Đông, nạn nhân bị dẫn dụ và cả dọa nạt, từ đó thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền 15 tỷ đồng.

Thủ đoạn các đối tượng đưa ra là cáo buộc nạn nhân liên quan đường dây tội phạm hoặc đang phát sinh nợ. Sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản ngân hàng và các thông tin liên quan hoặc chuyển khoản tiền để phục vụ điều tra, chứng minh mình trong sạch, sau đó chiếm đoạt tiền của người bị hại.

Công an thành phố Hà Nội đang tăng cường nhiều biện pháp nghiệp vụ để truy quét và chặn bắt các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. Mỗi người dân cũng cần trang bị cho mình kiến thức, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những cuộc gọi lạ và không có thông tin xác thực, tránh tự biến mình thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào khoảng 13h ngày 18/6 tại đường Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội, một xe ben đã đẩy ô tô con lao vào dải phân cách khi đang di chuyển trên đường.

Hôm nay 27/6, hơn 108.000 thí sinh của Hà Nội đã bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT 2024, lực lượng CSGT, công an đã triển khai kế hoạch ứng trực từ sớm, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho thí sinh và người nhà đưa đón.

Tối 26/6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã xác định được chủ tài khoản Tiktok “Mờ Quann” đã đăng tải thông tin về đề thi tốt nghiệp THPT 2024 là học sinh trường THPT Trần Đăng Ninh, huyện Ứng Hoà, Hà Nội.

Nhường đường cho các xe ưu tiên có tín hiệu đang đi làm nhiệm vụ là quy định bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, điều tưởng như hiển nhiên này vẫn có người cố tình vi pham, như trường hợp tài xế chiếc xe tải lưu thông trên Đại lộ Thăng Long sáng ngày 26/6 là một ví dụ cần lên án.

Đường Khuất Duy Tiến đoạn giao với Lê Văn Lương thuộc quận Thanh Xuân, từ hầm chui đi lên, bừa bãi, nhếch nhác vì vật liệu xây dựng tràn ra lòng đường, vỉa hè.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.