Cảnh hoang tàn tại KĐT sinh thái Đồng Mai

Được giao hàng trăm ha đất để thực hiện Dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng sau gần 20 năm, dự án vẫn là khu đất trống bỏ hoang cho cỏ mọc. Thậm chí, trên khu đất dự án tồn tại cả trạm trộn bê tông hoạt động trái phép nhiều năm.

Năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500. Và đến năm 2019, UBND TP Hà Nội một lần nữa ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu Nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai.

Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 226ha; dân số: 19.500 người; Mật độ xây dựng toàn khu < 30%; Tầng cao công trình dưới 08 tầng. Đến ngày 05/8/2020, UBND TP Hà Nội tiếp tục phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500...

Thế nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là trên giấy sau những lần điều chỉnh quy hoạch. Hơn 10 năm, ngoài một phần nhỏ diện tích dự án đã hoàn thiện và các lô đã được bán, lác đác 1 vài hộ dân đã về ở thì phần lớn diện tích còn lại của dự án vẫn bị bỏ hoang hoá, cỏ mọc um tùm.

"Dạo gần đây thì có rất nhiều người về sống ở bên kia nhưng mà vẫn còn rất nhiều bãi đất trống ở đây”,  anh Nguyễn Trí Cường, quận Hà Đông cho biết.

Khu đô thị Đồng Mai từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại làm thay đổi diện mạo phía Tây nam Thành phố. Dự án do Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú làm chủ đầu tư gồm nhiều dòng sản phẩm đa dạng như: đất nền, biệt thự, liền kề.

Đây là khu sinh thái cảnh quan thiên nhiên kết hợp với khu dân cư cao cấp của Hà Nội. Thế nhưng thực tế hiện nay chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Thậm chí, trên khu vực đất của dự án còn mọc lên 1 trạm bê tông “khủng” của Công ty Cổ phần bê tông xây dựng và thương mại Phúc Thành hoạt động ngày đêm nhiều năm qua.

Theo các môi giới quanh khu vực, với khu nhà ở hiện đang được phân theo từng lô có diện tích 40- 50m2 có giá dao động từ 2- 3 tỷ đồng tuỳ từng vị trí.

“Chỉ là các cái đất phân lô ra cho mọi người thôi chứ chưa có tiện ích. Có những người mua ở thật nhưng cũng có những người mua để đầu cơ thôi. Thời điểm này thì thị trường đang bị chững và gần như không có giao dịch”, chị Vũ Thị Dung - Môi giới BĐS khu vực cho biết.

Không riêng dự án này, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện vẫn tồn tại không ít những khu đô thị, dự án sau nhiều năm vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của địa phương.

Mới đây, Hà Nội cũng đã thu hồi 3 dự án rộng 200ha trên địa bàn huyện Mê Linh sau 15 năm đắp chiếu. Theo thống kê, hiện trên toàn Hà Nội có gần 700 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai với tổng diện tích đất được cấp cho các dự án trên hơn 5000 ha.

Thời gian tới, thành phố đã đang và sẽ tiếp tục quyết liệt xử lý các dự án” ôm” đất  nhưng không triển khai, để tránh tình trạng lãng phí nguồn đất. Cùng với đó, thành phố có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án này thành nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.

Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.

Trong quý 3/2024, hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền là gần 26.000 sản phẩm, tăng 52% so với quý 2. Một số ý kiến đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm thì cũng có hiện tượng chủ đầu tư “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao.

Chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà vừa xin điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 10/2026 để thực hiện các thủ tục còn lại. Thông tin này được nêu trong văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án Khu đô thị mới Thanh Hà A - Cienco 5.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa thông báo kéo dài thời gian nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Mê Linh tại xã Mê Linh và xã Văn Khê, huyện Mê Linh.

Các chuyên gia chung quan điểm: Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư, trong đó nổi lên phân khúc nhà ở thương mại tại thành phố Bình Dương.