Cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp cuối năm

Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông trên cả nước đã ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông. Trong đợt này, lực lượng chức năng sẽ tập trung chủ yếu vào những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông. Mặc dù đã có chiều hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước nhưng vi phạm về nồng độ cồn vẫn là một trong những vi phạm được tập trung xử lý nhiều nhất.

Những thói quen đã ngấm vào nhiều cá nhân, dù ăn trưa hay ăn tối cứ gặp nhau là phải có chén rượu, cốc bia… Càng về những ngày cuối năm, tâm lý nhiều người lại càng chủ quan, biết rõ mình đã uống nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện.

Sau cuộc nhậu buổi trưa với đồng nghiệp, người đàn ông trong đoạn clip vẫn lái xe và vi phạm trên mức kịch khung với nồng độ đo được 0,509 mg/l khí thở. Một cái giá khá đắt khi người vi phạm bị xử phạt hành chính lên tới 8 triệu đồng, bị tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe.

Cũng tại chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ, sau 4 giờ kiểm tra liên tục, đã có hàng chục trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Điều đáng nói, dù biết là mình đã sử dụng chất uống có nồng độ cồn nhưng vẫn điều khiển phương thiện. Thậm chí, còn không xuất trình được giấy phép lái xe của mình.

Từ đầu năm đến nay, CSGT cả nước xử lý gần 700.000 trường hợp, số người vi phạm nồng độ cồn chiếm 23% trong tổng lỗi vi phạm. Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, càng về những ngày cuối năm, việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn là liên tục, không có ngày nghỉ và không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Để có thể thay đổi văn hóa ăn nhậu và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nhiều người thay đổi theo hướng trách nhiệm hơn, tích cực hơn không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Để làm được điều này cần sự kiên trì, bền bỉ và quyết liệt không vùng cấm, ngoại lệ. Ngoài việc tăng cường lực lượng, lực lượng CSGT cũng tập trung tăng cường xử lý, áp dụng linh hoạt các mô hình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm an toàn giao thông đợt cao điểm cuối năm và đã phát huy được hiệu quả nhất định.

Dịp cuối năm, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia có dấu hiệu gia tăng. Do đó, ngoài việc xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phối hợp với các lực lượng công an địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại nhà hàng, quán ăn với thông điệp khi đã sử dụng rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 8,7 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng 15 cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì hàng loạt vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.

Một em học sinh do đi nhanh, không quan sát kịp đã gặp tai nạn và bị xe tải cán qua.

Người lái chiếc xe Suzuki ngay đoạn vào cua đã bất ngờ vượt ẩu, hậu quả là lao vào một xe container đi ngược chiều.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.