Cấp CCCD cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ giảm thủ tục hành chính

Bộ Công an đang chủ trì soạn thảo luật CCCD sửa đổi, nhằm thay thế cho luật CCCD năm 2014. Bộ này đề nghị mở rộng đối tượng cấp CCCD với người dưới 14 tuổi - theo nhu cầu chứ không bắt buộc. Đề xuất này nhận được nhiều sự đồng tình từ phía người dân.

Tại dự thảo luật căn cước, Bộ Công an có đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi trên tinh thần không bắt buộc và thực hiện theo nhu cầu của người dân. Quy định này nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân. Bởi, nếu trẻ được cấp căn cước sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, đồng thời giúp xác thực thông tin cá nhân.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh hàng không, việc cấp căn cước không chỉ thuận tiện cho người dân mà còn góp phần đảm bảo an ninh hàng không, phòng chống được nạn mua bán người. Bởi trong thực tế, khi đi máy bay có những trường hợp đi mượn giấy khai sinh của một cháu nào đấy tương thích để có được giấy tờ… Nếu có căn cước, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sẽ dễ dàng trong việc nhận diện hành khách.

Thực tế hiện nay nhiều nước trên thế giới đã làm căn cước công dân cho trẻ em, góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính, đồng thời giúp xác thực thông tin cá nhân. Việc bổ sung đối tượng được cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi là bảo đảm tính khả thi, yêu cầu về đối chiếu dữ liệu sinh trắc học và quản lý nhà nước, để trẻ em dưới 14 tuổi cũng phải được giao dịch trong môi trường điện tử. Tuy nhiên, Bộ công an cũng nêu rõ: quy định cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ không bắt buộc, mà thực hiện theo nhu cầu của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.

Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, do ông Kim Hae Gwang, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, Hàn Quốc, dẫn đầu.

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự kiệt xuất với tư duy chiến lược vượt trội, từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành vị đại tướng nhân dân, được thế giới đánh giá là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất, xếp ngang hàng với Alexander Đại đế, Hoàng đế Napoleon, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn...

Sáng 7/5, trước giờ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tại đền thờ liệt sĩ ở chiến trường Điện Biên Phủ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ.

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).