Cấp cứu nhiều trẻ bị ong đốt nguy kịch

Trong thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ bị ong đốt đến khám và điều trị, trong đó cá biệt có trường hợp trẻ bị sốc phản vệ, suy đa tạng rất nguy hiểm.

Liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị ong đốt

Ngày 21/10, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận cấp cứu bé N.T.C (12 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) do bị ong đốt.

Theo lời kể của gia đình, bé bị ong vò vẽ đốt một nốt ở đầu, sau đó 3 phút trẻ xuất hiện tình trạng khó thở, mẩn đỏ toàn thân và mất ý thức, gia đình ngay lập tức đưa trẻ vào viện cấp cứu.

Thời điểm vào viện, trẻ tím tái toàn thân, nồng độ oxy trong máu (SPO2) đo được chỉ còn 80 – 85% (trong khi chỉ số này ở người bình thường là trên 95%); phổi thông khí kém, mạch quay bắt yếu, huyết áp không đo được, trẻ li bì. Bệnh nhi được chẩn đoán phản vệ độ 3 do ong vò vẽ đốt.

Trong giờ điều trị thứ nhất, trẻ được tiêm bắp Adrenalin 3 liều, thở oxy. Sau 15 phút cấp cứu, trẻ đỡ tím tái, nổi ban đỏ toàn thân, phổi thông khí được, tim đều, nhịp nhanh, mạch quay bắt được, huyết áp đo được nhưng còn thấp. Trẻ được đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch điện giải, duy trì Adrenalin tĩnh mạch. 

Sau 3 ngày điều trị tích cực, trẻ tỉnh táo hơn, không còn khó thở, tình trạng toàn thân ổn định nên được cho xuất viện về nhà.

Sau đó không lâu, ngày 26/10 bệnh viện tiếp tục tiếp nhận một bé gái 5 tuổi (trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện trong tình trạng rất nặng, nguyên nhân cũng do bị ong đốt.

Bé gái nhập viện trong tình trạng rất nặng.

Theo chia sẻ của người nhà, gia đình bé có nuôi một tổ ong vò vẽ. Trong khi đang chơi đùa ngoài sân, bé gái này bị tổ ong rơi trúng đầu và bị đốt 25 nốt.

Khi được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ tỉnh, khó thở nhẹ, phổi thông khí được, tim đều, mạch rõ và tiểu ít, nước tiểu màu đỏ.

Bệnh nhi được chẩn đoán suy gan, suy thận cấp, biến chứng tiêu cơ vân do ong vò vẽ đốt, vùng đầu, mạch cổ có nhiều vết ong đốt, đa mạch cổ hoại tử trung tâm.

Một số vết ong đốt trên cơ thể bé gái.

Trẻ đã được xử trí đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch điện giải, bài niệu cưỡng bức đồng thời với chăm sóc vết ong đốt.

Sau 5 ngày điều tích cực, tình trạng trẻ ổn định, không còn tiêu cơ vân, chức năng gan, thận đều ổn định và được cho xuất viện.

Cần làm gì khi bị ong đốt?

Theo thống kê tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trong vòng một tháng qua, Khoa đã tiếp nhận khám và điều trị cho nhiều trường hợp bị ong đốt. Phần lớn các bé nhập viện với các triệu chứng nhẹ như nổi ban, sưng đau tại chỗ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng ghi nhận một số trường hợp nặng, suy gan, suy thận, sốc phản vệ, tiêu cơ. 

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ngay khi phát hiện trẻ bị ong đốt, phụ huynh cần nhanh chóng di chuyển bé tới khu vực an toàn, tránh bị ong đốt nhiều nốt hơn; tuyệt đối không được nặn bóp vết ong đốt vì việc làm này sẽ giải phóng nọc độc của ong. Thay vào đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn xử trí đúng.

Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ong đốt nhiều nốt, bị đốt vào các vùng đầu, mặt, cổ kèm theo các triệu chứng như: phù nề lan nhanh, sốt, mệt mỏi, khó thở, tiểu ít hoặc dị ứng, mẩn ngứa, choáng váng, chóng mặt,… cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời

Bên cạnh đó, các gia đình cũng cần tăng cường giáo dục trẻ, không cho trẻ chơi ở quanh khu vực bụi rậm, có tổ ong. Nếu phát hiện thấy quanh khu vực sống hoặc khu vui chơi của trẻ có tổ ong thì cần nhanh chóng phá bỏ, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.