Cấp cứu thành công bệnh nhân bị đứt lìa cẳng chân

Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã phẫu thuật nối thành công cẳng chân gần bị đứt rời cho một nam bệnh nhân, tới cấp cứu tại viện do bị chém.

Chiều tối ngày 24/10, bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân nam 32 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng sốc mất máu, da nhợt trắng, mạch nhanh 130 ck/phút, huyết áp 60/40 mmHg, chân nhợt trắng không bắt được mạch mu chân và mạch ống gót do vết thương vùng khoeo chân. Theo thông tin ban đầu, bệnh nhân bị chém do xảy ra mâu thuẫn.

Qua khám và kiểm tra, các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp sốc mất máu do vết thương mạch máu thần kinh lớn vùng khoeo chân. Bệnh nhân được cấp cứu hồi sức băng ép, nẹp cố định đùi cẳng chân và đưa vào phòng mổ theo quy trình báo động đỏ. Ngay lập tức, hai kíp bác sĩ chuyên khoa được điều động.

Kíp thứ nhất do bác sĩ Nguyễn Văn Lâm tiến hành nối mạch máu. Trong mổ kiểm tra, đây là một vết thương rất phức tạp, diện vết thương mặt sau khoeo chân chiếm gần hết chu vi khoeo chân, đứt hoàn toàn bó mạch thần kinh vùng khoeo chân, đứt chỏm xương mác và toàn bộ khối cơ mặt sau khoeo và 1/3 trên cẳng chân.                               

Kíp chấn thương do bác sĩ Vũ Mạnh Linh, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình tiến hành nối thần kinh, gân, cơ xương. Tại cuộc mổ, kíp bác sỹ đã tiến hành khâu nối phục hồi động tĩnh mạch khoeo chân, nối thần kinh mác chung, thần kinh chày và toàn bộ khối gân cơ vùng cẳng chân, cùng với đó tiến hành mở khoang cẳng chân. 

 Ca phẫu thuật tiến hành trong vòng ba tiếng đồng hồ.

Sau mổ, bàn chân hồng ấm, mạch mu chân, mạch ống gót bắt rõ. Sang ngày thứ ba, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt đã thoát sốc, đầu chi hồng ấm còn tê bì cẳng chân. Do vết thương ở mõm cụt bị nham nhở và dập nát nên phải mất thời gian dài điều trị từ 2-4 tuần.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm , Khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp nối mạch máu cho bệnh nhân cho biết: “Vấn đề nặng nhất của bệnh nhân không phải là chân bị đứt lìa, mà chính là tình trạng mất máu rất nặng dẫn tới sốc mất máu, nếu không được cấp cứu sơ cứu ban đầu tốt và phần chi thể không được cấp máu quá 6 tiếng sẽ nguy cơ cắt cụt chi cao, ảnh hưởng tới sức lao động và sinh hoạt sau này.”

Vết thương mạch máu lớn sẽ lấy đi tính mạng người bệnh nếu không được sơ cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.

"May mắn cho bệnh nhân là tai nạn gần viện, được cấp cứu kịp thời và đẩy thẳng vào phòng mổ, kích hoạt báo động đỏ để các bác sĩ cùng cứu sống người bệnh. Đây là tai nạn sinh hoạt thường xảy ra do những mâu thuẫn trong cuộc sống và khoa Cấp cứu thường xuyên tiếp nhận những trường hợp như thế này trong các tua trực", bác sĩ Lâm cho biết thêm./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.