Cặp đôi robot TBM khoan hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội
Hai máy TBM được đặt tên "Thần tốc" và "Táo bạo" sẽ đào xuyên lòng đất từ ga S9 đến ga S12 dưới sự điều khiển của các kỹ sư Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ chuyên gia quốc tế.
Sau khi hoàn thành 240 m đầu tiên, máy sẽ tăng tốc để đến ga S10 trong tháng 1/2025 và cuối cùng đến ga S12 - Trần Hưng Đạo vào tháng 10/2025.
Ông Đoàn Hữu Khoát, Giám đốc dự án, Công ty cổ phần Felcon, cho hay: “200 m đầu tiên gọi là giai đoạn khoan khởi tạo, chúng tôi sẽ tối ưu hóa các bước để có thể rút ngắn tiến độ cho các đoạn sau. Sau đoạn 200 m này, chúng tôi có thể có những điều chỉnh liên quan đến tốc độ khoan cũng như cung ứng và huy động về con người.
Dự án Metro line 3 đang dùng công nghệ của Đức, dùng các chất ổn định đất làm cho đất có độ dẻo nhất định theo băng chuyền chuyển ra ngoài, cẩu lên mặt đất xuống các hố đất đã được quy định từ trước, chúng tôi tin có sự ưu việt nhất định về mặt công nghệ cũng như điều khiển”.
Việc sử dụng dòng máy cân bằng áp lực rất phù hợp với điều kiện địa chất có nhiều loại đất hỗn hợp tại Hà Nội. Trong quá trình khoan hầm, các cảm biến được lắp đặt trên mặt đất sẽ cảnh báo khi xảy ra các hiện tượng lún, nứt nền địa chất nơi đường hầm đi qua để đơn vị thi công có biện pháp xử lý.
Robot TBM đào hầm đến đâu, vỏ hầm sẽ được lắp đặt cuốn chiếu tới đó.
Ông Sergei Papin, chuyên gia TBM Tunnnelling, cho biết: “Hiện tại việc khoan 200 m đầu gặp khá nhiều khó khăn khi phải vừa khoan vừa đánh giá địa chất, ngoài ra thì tôi không thấy bất kỳ khó khăn nào.
Các kỹ sư của Việt Nam rất tuyệt, chỉ vài ngày họ đã nắm được thao tác khoan lắp vỏ hầm, chúng tôi cùng các đồng nghiệp đang giám sát chặt chẽ các hạng mục của dự án”.
Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy sẽ đào được khoảng 5 - 10 m đường hầm tùy từng đoạn. Việc đào 4 km hầm này dự kiến sẽ mất hai năm.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội nằm trong 10 tuyến quy hoạch đường sắt đô thị của thành phố, có vai trò cực kỳ quan trọng trong kiến tạo hệ thống giao thông công cộng Thủ đô hiện đại, an toàn và hiệu quả.
Tuyến đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5 km, trong đó đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km dự kiến hoàn thành năm 2027, đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km dự kiến vận hành trong ngày 9/8 tới.
Trên toàn tuyến đào ngầm có 6 tòa nhà phải phá dỡ, 42 tòa nhà người dân phải tạm cư một tháng. Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành trả chi phí đền bù, tạm cư cho các hộ dân. Tất cả hộ dân đã ký biên bản thỏa thuận và cam kết bàn giao nhà theo kế hoạch thi công.
Sáng nay, Thường trực HĐND Thành phố đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành phiên giải trình.
Sáng nay, 19/12, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ và hai tiêu chí trông giữ phương tiện tạm thời trên hè phố, lòng đường.
Thủ tướng Chính Phủ vừa ký Quyết định số 1574, công nhận Gia Lâm là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội. Trước đó, vào tháng 9 năm nay, Thanh Trì là huyện đầu tiên của Hà Nội về đích huyện nông thôn mới nâng cao.
Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2024, Thường Tín đã có thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là cơ sở để Thường Tín phấn đấu là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội.
0