Cắt bỏ khối u khổng lồ cho bệnh nhân lớn tuổi

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Đông vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng nặng 2,6kg trong ổ bụng của bệnh nhân nữ 50 tuổi. Đáng chú ý là bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường điều trị không thường xuyên, đã cắt u nang buồng trứng trái.

Bệnh nhân V.T.H (50 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội) đi khám vì mệt mỏi, chán ăn, đại tiện khó, bụng to dần, và nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, thể trạng gầy, xanh xao, suy kiệt. Bụng chướng to, có khối lớn chiếm toàn bộ ổ bụng, mật độ chắc, di động hạn chế.

Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định, tình trạng bệnh. Kết quả các xét nghiệm cho thấy đây là 1 ca bệnh khó. Khối u to liên quan đến các mạch máu lớn và đè đẩy nhiều tạng trong ổ bụng, trên nền bệnh nhân thể trạng gầy yếu, suy kiệt, nhiều bệnh lý kèm theo.

Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển phẫu thuật, sau 4 tiếng, khối u nặng 2,6kg với kích thước 19x18cm chiếm hết ổ bụng, đè đẩy mạnh ruột non, đại tràng, trực tràng, niệu quản, bàng quang đã được các bác sĩ lấy ra thành công. Trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân phải truyền 10 đơn vị máu. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó đại tiện, đi tiểu liên tục. Ngoài ra khối u ở sát các mạch máu lớn sau phúc mạc, khiến cho việc phẫu tích rất khó khăn và mất máu nhiều. 

Khối u 2,6kg được các bác sĩ cắt bỏ thành công.

Sau phẫu thuật 5 ngày, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, tỉnh táo, bụng mềm, vết mổ khô, ăn uống tốt, cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều và đã có thể tự đi lại, đại tiểu tiện bình thường.

BS Bùi Thanh Hải – khoa Ngoại tiêu hóa cho biết: "Nhờ có sự tiên lượng và chuẩn bị tốt, ca mổ diễn ra thuận lợi và thành công."

Hiện bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi và điều trị hậu phẫu.

BS Hải cũng khuyến cáo: “Hiện nay đời sống của mọi người đã được nâng cao, tuy nhiên tỉ lệ đi khám định kỳ còn thấp, kể cả các khu vực có dân trí và nhận thức tốt. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp khiến quá trình điều trị khó khăn, kết quả hạn chế, nhiều nguy cơ rủi ro, tai biến."

Chính vì vậy, bác sỹ khuyến cáo mỗi người đều nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng, phát hiện muộn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.