Cắt điện nước công trình vi phạm PCCC

Chủ tịch UBND các cấp của Hà Nội được phép áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với công trình sai quy hoạch, không có hoặc sai giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai các quy định về phòng cháy chữa cháy.

Cắt điện nước công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy là quy định mới trong Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua. Quy định này được kỳ vọng sẽ là một biện pháp đủ mạnh để xử lý dứt điểm những công trình chây ỳ, không chịu khắc phục những vi phạm về phòng cháy chữa cháy.

Một cơ sở lưu trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vừa bị đình chỉ hoạt động sau đợt tổng rà soát nhà trọ, cơ sở lưu trú không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy vừa qua. Mặc dù đã qua thời điểm phải khắc phục các vi phạm, tuy nhiên, đến nay chủ cơ sở vẫn chưa hoàn thiện các hạng mục.

Trước quy định Hà Nội được cắt điện nước các công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú đồng tình ủng hộ và mong muốn có một lộ trình rõ ràng, cụ thể.

Cơ sở lưu trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội vừa bị đình chỉ hoạt động sau đợt tổng rà soát nhà trọ, cơ sở lưu trú không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Chị Trương Thu Hà, chủ cơ sở kinh doanh lưu trú chia sẻ: "Mình thì cũng ủng hộ quy định này. Tuy nhiên nên có một lộ trình bao nhiêu ngày, tiến độ như thế nào để bọn mình được biết. Trong trường hợp hết hạn đấy mà chưa khắc phục thì mới cắt điện nước”.

Theo nhiều chuyên gia, để xử lý tận gốc vấn đề, cần có biện pháp quản lý nghiêm ngay từ khi cơ sở chưa xây dựng.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội kiến trúc sư Việt Nam cho biết: "Chúng ta nên làm nghiêm ngay từ đầu. Không đảm bảo kiên quyết không cho thi công.... Đây là một biện pháp nằm trong vấn đề giữ gìn cái kỷ cương, phép nước”.

Theo các chuyên gia cần có biện pháp quản lý nghiêm ngay từ khi cơ sở chưa xây dựng.

Hiện các trường hợp vi phạm quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy sau đợt rà soát vừa qua cần khẩn trương khắc phục bởi đến ngày 15/7 tới sẽ áp dụng thí điểm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước.

Trước đó, qua quá trình rà soát, tính đến ngày 4/7, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra đối với 36.972 cơ sở nhà trọ trên địa bàn; xử phạt 3.134 trường hợp, phạt tiền hơn 12 tỷ đồng; tạm đình chỉ 672 trường hợp; yêu cầu 16.479 cơ sở dừng hoạt động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Như Đài Hà Nội đã đưa tin, Phòng An ninh Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện Công ty Triệu nụ cười (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua bán đồng QFS (được gọi là tiền lượng tử) cho người dân.

Sáng 26/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 24 bị cáo, cùng nhiều bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, phiên tòa đã bất ngờ phải trì hoãn.

Tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 26/12, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa kê biên, thu giữ thêm nhiều tài sản liên quan đến đường dây lừa đảo trên không gian mạng của TikToker nổi tiếng Mr.Pips - Phó Đức Nam (sinh năm 1994, trú tại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bảo mẫu bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi để điều tra, xử lý theo quy định.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, qua công tác mở rộng điều tra, cơ quan công an tiếp tục thu giữ nhiều tài sản liên quan đến vụ án Mr Pips và đồng phạm. Đến thời điểm hiện tại đã lên đến hơn 5.300 tỷ đồng.

Chiều 26/12, tại buổi Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an năm 2024, đại diện Cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) đã thông tin diễn biến mới về vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Theo đó, cơ quan điều tra đã khởi tố thêm một số bị can là cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.