Cất tiền vào bất động sản và hệ lụy
Lâu nay, nhà, đất luôn được coi là thứ tài sản thừa kế. Tuy nhiên, quan niệm: “người sinh nhưng đất không sinh” đã khiến bất động sản biến thành món hàng để đầu cơ.
Tại một số vùng ven đô, những mảnh đất qua tay nhiều người đến nỗi hàng xóm cạnh bên cũng chẳng biết rõ chủ đất là ai, mà chỉ biết đó là những mảnh đất bị bỏ hoang trong khi người làng thì nhiều, đất lại ngày một ít.
Tại một khu đô thị mới ven đô lâu nay nó còn có tên gọi nữa là “khu đô thị ma” bởi sự hoang hóa. Những dãy nhà tất cả đều đã có chủ, nhưng muốn tìm được chủ một cách nhanh nhất chỉ có thể hỏi qua môi giới bởi nơi này không có hàng xóm. Sự hoang hóa để lại tiếc nuối và nhiều lo lắng.
Nguồn tài nguyên nhà, đất bỏ hoang là một sự lãng phí rất lớn. Nếu làm một phép tính đơn giản: giả sử mỗi căn liền kề đang được rao bán trung bình 17 tỷ đồng, một dãy nhà 20 căn sẽ có giá gần 350 tỷ đồng. Như vậy, hiện có hàng trăm tỷ đồng phơi cho sương gió.
Tại báo cáo tài chính của 10 doanh nghiệp bất động sản (đã niêm yết trên sàn chứng khoán), tính tới giữa năm 2024, lượng tồn kho BĐS là hơn 269.000 tỷ đồng, trong số này, có nhiều tên tuổi tập đoàn lớn. Cá biệt có doanh nghiệp, theo tính toán của tốc độ bán hiện tại, sẽ cần tới 149 năm mới bán hết được sản phẩm tồn.
Rõ ràng, tiền của dân, của doanh nghiệp bị cất vào nhà, đất hiện rất lớn và bỏ không, trong khi đó, giá bất động sản vẫn tăng phi mã, giá ảo đang tồn tại ở hầu hết các phân khúc. Không bàn tới chiêu trò gây sốt - đẩy giá - thoát hàng mà việc “cất tiền vào BĐS” chính là nguồn cơn gây ra lạm phát, bất bình đẳng, người cần nhà thì giá nhà quá cao so với thu nhập nên không thể với tới.
Cũng cần nhìn nhận: một đất nước không thể có nền kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng từ việc cất tiền… vào đất, bởi nó làm hụt dòng tiền đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ lụy kéo theo là không có việc làm, không tạo ra hàng hóa, dịch vụ.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.
Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.
Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.
Nổi bật nhất trong năm 2024 là việc 3 bộ luật liên quan đến bất động sản thực thi sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Đây là những đòi hỏi từ thực tế để giải quyết nhiều khó khăn đang bủa vây từ việc triển khai dự án, phát huy tiềm năng đất đai…Riêng với thị trường bất động sản, 3 luật mới hứa hẹn sẽ góp phần minh bạch thị trường; hạn chế sự đầu cơ, thổi giá vốn là “căn bệnh” trầm kha bấy lâu.
Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.
0