Câu chuyện thú vị về ca khúc 'Tiến về Hà Nội'
Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…
Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…
Những lời hát của ca khúc 'Tiến về Hà Nội' hết sức quen thuộc với người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hẳn nhiều người cho rằng, 'Tiến về Hà Nội' được viết trong hoặc sau ngày Giải phóng Thủ đô, bởi lời ca miêu tả một cách sinh động, chân thực hình ảnh của ngày Giải phóng. Song ít ai biết rằng, 'Tiến về Hà Nội' của cố nhạc sĩ Văn Cao giống như một lời dự đoán trước của lịch sử, khi ca khúc ra đời 5 năm trước ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.
Sự trùng khớp kỳ lạ
'Tiến về Hà Nội' được xem như một bài hát mang tính dự báo về ngày Giải phóng Thủ đô nhưng lại trùng khớp một cách kỳ lạ với những gì đã diễn ra sau đó. Vào tháng 10/1954, Hà Nội đón những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản và hình ảnh những đoàn quân “đi như sóng” tiến về Hà Nội đẹp không khác gì lời bài hát mà nhạc Văn Cao đã viết từ trước đó.
Câu chuyện về sự ra đời của 'Tiến về Hà Nội' đã được cố nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ từ nhiều năm trước. Xuất xứ của ca khúc này từ cuộc họp chi bộ ở Liên khu 3, nhạc sĩ Văn Cao đã hứa với đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo sẽ viết một ca khúc về Hà Nội. Đó là vào cuối năm 1948, khi gặp nhau tại cuộc họp chi bộ của Liên khu 3, đồng chí Lê Quang Đạo đã gửi gắm nhạc sĩ Văn Cao rằng: 'Nếu cậu yêu Hà Nội, nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!'.
'Đêm hôm ấy tôi ra về, đi dọc đường làng trăng sáng lung linh bên những bụi tre xanh và những nét nhạc đầu tiên của bài 'Tiến về Hà Nội' đã đến với tôi "Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về...' Chỉ hai tuần lễ sau đó, tôi đã viết xong ca khúc 'Tiến về Hà Nội', khi ấy là mùa xuân 1949. Bài hát 'Tiến về Hà Nội' của tôi đã được anh Khuất Duy Tiến cho in vào tờ báo Thủ đô hồi ấy”, cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại.
Trong vòng hai tuần sau đó, nhạc sĩ đã viết xong ca khúc 'Tiến về Hà Nội'. Bài hát ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khói lửa mùa xuân năm 1949. Và đến ngày 10/10/1954, bài hát đã vang lên mạnh mẽ, như khúc khải hoàn chào mừng bước chân của những người lính tiến về Thủ đô.
Đến ngày Giải phóng Thủ đô, 'Tiến về Hà Nội' mới nổi tiếng
Đầu năm 1950, nhạc sĩ Tạ Phước đã dàn dựng bài 'Tiến về Hà Nội' phục vụ bộ đội và nhân dân địa phương, vì thế bài hát lan nhanh khắp nơi. Nhưng cũng ngay sau đó, ca khúc bị cất đi do quan điểm được cho là chưa hợp với thời cuộc lúc bấy giờ. Mãi tới ngày Giải phóng Thủ đô, 'Tiến về Hà Nội' mới được khơi dậy và vang lên khắp nơi.
'Chỉ tiếc là ngày ca khúc 'Tiến về Hà Nội' vang lên khắp phố phường vào thời khắc Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, thì tác giả - nhạc sĩ Văn Cao lại không có mặt để chứng kiến vì ông theo theo phái đoàn Văn hóa cứu quốc đầu tiên của Việt Nam sang thăm Liên Xô và Trung Quốc', con trai cố nhạc sĩ Văn Cao - họa sĩ Văn Thao chia sẻ.
Nhiều người cho rằng, nếu ca khúc “Người Hà Nội” là lời thề son sắt buổi lên đường, thì 'Tiến về Hà Nội' là lời reo vui của ngày chiến thắng. Bài hát được viết theo thể loại hành khúc, đem lại không khí sôi nổi đầy khí thế, nghe trong câu hát có nhịp chân hành quân gấp gáp đầy kiêu hãnh, xôn xao, hạnh phúc giữa cả rừng cờ hoa chào đón hân hoan.
"Tiến về Hà Nội" là một lời tiên đoán lịch sử thật chính xác, nhưng có lẽ có một điều quan trọng hơn: đây một tác phẩm âm nhạc xuất sắc. Một lời tiên đoán đúng đến mấy thì chỉ sau khi sự việc xảy ra nó mới được kiểm chứng, còn một tác phẩm âm nhạc thì được kiểm chứng từng giây từng phút sau khi ra đời.
Trong những năm tháng 'mịt mù bão lửa' cho đến 'một thời hòa bình', 'Tiến về Hà Nội' vẫn tràn sức sống cho tới tận ngày nay, bởi nó mang lại cho người nghe một cảm giác lạc quan tin tưởng và hạnh phúc khó tả”.
Từ khi ra đời đến nay, âm thanh của 'Tiến về Hà Nội' vẫn thường xuyên vang lên, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10. Ca khúc như đã trở thành một 'khúc ca khải hoàn' của người Hà Nội trong ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau, một bản hùng ca đầy khí thế, oai hùng, lãng mạn và cả tài tiên đoán của 'chàng Trương Chi' Văn Cao.
(Tổng hợp)
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0