Cầu Long Biên - cây cầu nối quá khứ và tương lai
Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 và đến nay cầu đã nhuốm màu của thời gian dù đã được tu sửa nhiều lần. Vì vậy, sau Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn cùng chùa Một Cột, cầu Long Biên là một trong những biểu tượng đặc trưng và độc đáo nhất về lịch sử, văn hóa Hà Nội do con người tạo ra.
Năm 1897, dự án xây dựng cầu Long Biên đã được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua với mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng và cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đã chọn Công ty Daydé & Pille làm nhà thầu chính trong việc thiết kế và thi công cầu với số tiền chi tiêu cho phép là 5.900.00 Franc.
Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số tiền chi phí cho công trình lớn nhất Đông Dương này là 6.200.000 Franc. Việc cho xây dựng cầu Long Biên còn có ý nghĩa giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng từ trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng và quay vào Hà Nội. Ngày 13/9/1889, cầu chính thức được khởi công xây dựng bên bờ tả ngạn sông Hồng và được công ty Daydé & Pille thiết kế theo kiểu có rầm chìa.
Sau gần 3 năm thi công, ngày 28/2/1902, cầu đã hoàn thành và được lấy tên là cầu Doumer tên của Toàn quyền Đông Dương. Vào thời đó, đây là câu cầu lớn nhất Đông Dương và còn được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ. Cầu Doumer gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m, gồm 19 nhịp dầm thép và đặt trên 20 trụ cao hơn 40m cùng 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá. Ngoài ra, cầu còn thiết kế có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa và hai bên là đường dành cho người đi bộ, xe thô sơ.
Đặc biệt, Toàn quyền Đông Dương còn cho phép tuyến đường sắt từ Hà Nội đến biên giới Việt - Trung được đưa vào khai thác. Đồng thời, bến phà đường sông của Hà Nội bị xóa bỏ khiến cho nhu cầu thông thương và đi lại của người dân không còn khó khăn nữa.
Sau ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội, Đốc lý Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi tên thành cầu Long Biên, tên gọi đó vẫn giữ đến tận ngày nay và trở thành một trong những niềm tự hào của người Hà Nội.
Với sự phát triển của công nghệ và gia tăng dân số, sau 20 năm sử dụng, công ty Daydé & Pille đã xây dựng thêm hai làn đường dọc hai bên cầu. Trong đó, mỗi làn có chiều rộng 2m và vỉa hè dành cho người đi bộ là 1m. Đến năm 2002, cầu Long Biên lại được sửa chữa và gia cố lại với kiểu dáng độc đáo cả về thiết kế lẫn chất liệu xây dựng.
Đi trên cây cầu thép có tuổi đời hơn trăm năm vẫn dễ dàng nhận ra một quá khứ hào hoa của nó. Những dầm thép vươn cao đầy tinh tế và khỏe mạnh, kết cấu thép vừa tạo độ vững chãi cho cây cầu, vừa có sự lãng mạn, bay bổng từ bàn tay tài hoa của những kỹ sư đến từ Paris.
Có thể nói tất cả những cây cầu xây trên đất Đông Dương thời điểm đó không cây cầu nào đẹp và độc đáo bằng cầu Long Biên. Chính vì thế mà không chỉ người Hà Nội, những du khách nước ngoài cũng đã trầm trồ thán phục trước cây cầu này.
Dù hiện nay, Thủ đô Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu rộng rãi và hiện đại hơn như cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân. Song cầu Long Biên vẫn là một chứng nhân lịch sử vô cùng quan trọng của Hà Nội đã tồn tại qua hai thế kỷ.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Từ ngày 01/01/2025, phí tham quan tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tăng từ 70.000 đồng/người/lượt lên 100.000 đồng/người/lượt. Giá vé này áp dụng chung cho du khách Việt Nam và quốc tế.
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", sẽ diễn ra từ ngày 26-29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.
0