Cầu mới tạo lực đẩy cho BĐS hai bên sông Hồng
Cầu Trần Hưng Đạo nằm trong 8 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ sớm được Thành phố xây dựng, kết nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Dự án sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến khoảng 5,6 km, quy mô 6 làn xe cơ giới.
Cùng sự hoàn thiện các tuyến đường vành đai, những cây cầu mới không chỉ kết nối hai bờ sông Hồng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, mở rộng không gian đô thị.

Cùng với những cây cầu hiện có, Thành phố đang rất cần thêm những công trình kết nối hai bờ sông Hồng mới để khép kín các vành đai giao thông, mở hướng phát triển về phía những vùng đất giàu tiềm năng như: Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên… Những cây cầu này sẽ là mạch nối thẳng đến tương lai của đô thị Hà Nội với trục không gian đặc biệt, mang tính biểu tượng, chủ đạo trong phát triển toàn diện: trục sông Hồng.
Bên cạnh đó các dự án nhà ở sẽ hưởng lợi từ việc di dân. Một số dân cư phố cổ trước đây đã chuyển sang các quận giáp ranh tại khu vực phía Đông sinh sống, do các điều kiện hạ tầng tốt, việc đi lại thuận tiện. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ tại phía Đông trong tương quan với tổng nguồn cung cả thị trường đã tăng từ mức rất thấp vào năm 2011 lên 18% vào năm 2023.
Không chỉ tăng về nguồn cung, giá bất động sản khu vực này cũng tăng đáng kể. Giai đoạn 2013-2023, giá chào bán các sản phẩm bất động sản thị trường sơ cấp ghi nhận mức tăng đều, trung bình 20% một năm. Các chuyên gia nhận định, thời gian tới, sản phẩm bất động sản tại các khu vực này nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ ngày càng cải thiện.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối hai bên bờ sông Hồng cũng thúc đẩy sự phát triển của các tiện ích khác, tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản phát triển ly tâm, nhất là khi quỹ đất tại khu vực trung tâm không còn nhiều. Chính vì vậy những cây cầu như: Trần Hưng Đạo rồi Cầu Tứ Liên và Thượng Cát cần sớm được triển khai để tiếp tục mở rộng không gian phát triển ra phía Đông và phía Bắc Thủ đô.
Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².
Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau:
Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.
0