'Cầu thang văn hóa' đặc biệt tại Hà Nội

Trong không gian của những nhà tập thể cũ ở phường Nghĩa Tân (Hà Nội), có một khu vực hơn 20 năm nay đã trở thành địa điểm giúp kết nối tình hàng xóm, góp phần nâng cao tri thức cho người dân cũng như bảo vệ khuôn viên cộng đồng. Đó không phải nhà văn hóa cũng không phải thư viện, mà nó có tên gọi rất đỗi thân thuộc – “cầu thang văn hóa”.

Bà Đào Thị Anh Tuấn – phụ trách cầu thang văn hóa nhà A3, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy chia sẻ: "Cầu thang văn hóa này thành lập từ năm 1999. Từ khi có cầu thang văn hóa thì tình làng nghĩa xóm thắt chặt hơn. Có khi chuyện nhà không nói được với con nhưng mà nói được với nhau ở đây."

Bà Trương Thị Đoan – phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho biết: "Cầu thang này không chỉ sống trong lòng của nhân dân tổ 17 mà còn lan tỏa ra nhiều nơi, là niềm tự hào của chúng tôi vì nó là nguồn tri thức ngoài cộng đồng cho toàn thể nhân dân. Vì chúng ta xây dựng xã hội học tập, không chỉ nhà trường mà học ở ngoài đời, sách báo, cộng đồng cũng là nguồn thông tin học tập quan trọng."

Cầu thang văn hóa là nơi gắn kết các thế hệ trong khu tập thể

Theo ông Đỗ Trung Minh - Bí thư Chi bộ tổ dân phố 17, khu tập thể Bắc Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy thì "cầu thang văn hóa" như một trung tâm học tập cộng đồng cho người già, người trẻ, thanh thiếu niên, đặc biệt về sách của pháp luật. Đây còn là nơi gắn kết các thế hệ trong khu tập thể…

Mô hình "cầu thang văn hóa" tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa trong việc xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng khu dân cư.

Từ khu nhà A3, đến nay, hơn 176 cầu thang tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy đã đăng ký xây dựng cầu thang văn hóa. Đây được xem là mô hình nhỏ nhưng ý nghĩa lớn bởi tại đây mọi người không chỉ được giao lưu, sống khỏe, sống vui mà quan trọng hơn nó còn trở thành địa chỉ hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy tắc ứng xử, góp phần xây dựng mô hình tập thể văn hóa, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung.

Ông Đỗ Minh Thủy – phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho biết: "Ở đây có phân công trực, đưa báo, cất báo, dọn vệ sinh hàng ngày. Thông qua giao lưu, bà con trong khu tập thể được tăng sự hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng."

Khu "cầu thang văn hóa" có phân công bảo vệ, dọn dẹp luôn sạch sẽ, gọn gàng trở thành điểm đến của mọi thành viên trong khu tập thể.

Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển nhưng “Cầu thang văn hóa” vẫn tồn tại hiệu quả và trở thành nét đẹp giữa lòng Thủ đô … Đó là minh chứng cho những nỗ lực của cư dân trong việc xây dựng một không gian văn hóa chung cho tất cả mọi người./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Chiều 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Bùi Văn Triều khẳng định, không có chuyện lái đò chùa Hương đi cứu trợ bão lũ bị cắt suất, không cho phục vụ khách.

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.

UBND thành phố vừa ban hành quy định tạm thời yêu cầu tất cả các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố phải duy trì thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt.