Cầu vượt bộ hành ở Hà Nội thành điểm vui chơi, ăn nhậu | Hà Nội tin mỗi chiều
Chẳng biết từ bao giờ, cầu vượt bộ hành lại được xem là điểm hóng gió và ngắm thành phố về đêm quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ, đôi khi còn rơi vào tình trạng “hết chỗ” để ngồi!
Theo thông tin trên báo chí phản ánh, hơn 1 giờ sáng, trên cầu vượt dành cho người đi bộ ở nút giao Mai Dịch trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), rất đông người tụ tập, trải chiếu ngồi kín cả mặt cầu để ăn uống, đánh bài. Nhóm bạn trẻ mang cả thùng bia lên cầu vượt để ăn nhậu với "lý do là ngồi trên cầu rất mát mẻ và có view đẹp", một nam thanh niên hồn nhiên chia sẻ. Chưa kể, các nhóm bạn trẻ còn mang theo loa và micro để hát karaoke. Tiếng ồn từ các hoạt động ca hát, nói chuyện ầm ĩ kéo dài cả đêm. Toàn bộ không gian của cầu vượt đều bị chiếm dụng, nhiều người ngồi chơi bài. Càng về đêm, lượng người lên cầu vượt tụ tập càng đông.
Rất có thể sự xuất hiện của quá đông các bạn trẻ khiến “những vị khách chân chính” của cây cầu có phần e dè khi có nhu cầu sang đường.
"Đôi khi mình phải đi bộ qua đường thay vì di chuyển qua cầu vượt" - bạn Nguyễn Ngọc Chí (quận Cầu Giấy) chia sẻ và cho rằng, nhiều khi bạn cũng cảm thấy ngại khi phải đi lên cầu vượt vì vào ban đêm có quá nhiều người tụ tập.
Thực ra, tình trạng sử dụng cầu vượt đi bộ làm nơi tụ tập diễn ra ở nhiều nơi tại Thủ đô như: cầu vượt khu vực Học viện An ninh Nhân dân (quận Hà Đông), cầu vượt Triều Khúc (quận Thanh Xuân), cầu vượt trên đường Hồ Tùng Mậu (quận Cầu Giấy).
Và nếu là người chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ thấy ở một vài địa điểm, tấm biển ghi rất rõ "Cấm tụ tập, bán hàng" ở ngay lối lên cầu. Nhưng dường như, biển chỉ là để trang trí chứ chẳng hề có tác dụng.
"Nhiều nhóm bạn trẻ ăn uống, xả rác bừa bãi, hát hò ồn ào gây ảnh hưởng đến người dân quanh khu vực. Tình trạng giới trẻ tụ tập trên cầu vượt khu vực này đã diễn ra trong nhiều năm qua và gần đây ngày càng gia tăng", cô Lê Thị Bích (quận Hà Đông) cho biết.
Sau mỗi cuộc vui chơi, rác vương vãi khắp nơi, từ trên cầu đến khu vực dưới chân cầu. Những hộp xốp, lon nước, túi ni lông và các loại rác thải khác xuất hiện ngày một nhiều, khiến cho cầu vượt cho người đi bộ từ chỗ sạch đẹp, khang trang trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu, mất mỹ quan đô thị.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang nghiên cứu đầu tư thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ tại những vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Điều này cho thấy, thành phố đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc kiến tạo không gian đi bộ, qua đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, an toàn, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông. Để hiện thực hoá điều này, một phần rất lớn phụ thuộc vào sự ủng hộ, phối hợp và nâng cao ý thức sử dụng cầu vượt bộ hành của mỗi người dân.
Không thể để "râu ông nọ, cắm cằm bà kia" với cầu vượt bộ hành. Rõ ràng, cầu vượt cho người đi bộ là để đảm bảo an toàn giao thông chứ đâu phải không gian công cộng như phố đi bộ mà nhiều người lại phớt lờ và mặc nhiên gắn cho nó nhiều sự tiện lợi đến vậy. Nếu cứ thế, rất có thể cầu vượt bộ hành sẽ ngày càng ế hơn mà thôi!
Nắng đã mạnh hơn vào giữa buổi chiều ở Hà Nội, nhiệt độ đang ở ngưỡng cao nhất trong ngày khoảng 28-29 độ.
Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã có nhiều công trình di sản được UNESCO trao tặng là di sản thế giới. Điều này đã tạo sức hút lớn cho ngành du lịch của Việt Nam. Mới đây, công viên địa chất Lạng Sơn đã được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và nâng số lượng công viên địa chất toàn cầu tại Việt Nam lên 4 công viên địa chất.
Sáng 23/11, thời tiết Thủ đô vẫn tiếp tục hình thái từ se lạnh đến dịu mát với bầu trời có mây, không mưa. Nhiệt độ từ 19 đến 22 độ vào sáng sớm.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai; Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana; Xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 có nhiều tín hiệu khởi sắc; Nga cảnh báo đáp trả mạnh mẽ trước các cuộc tấn công;...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng những cái tên sản phẩm như "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong thời đại ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở cho sản phẩm the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít những gian nan, mỏi mệt.
Cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội luôn xác định công tác chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng là nhiệm vụ cao quý, là tình cảm và ân nghĩa sâu sắc. Trong năm qua, công tác chăm sóc người có công luôn được thành phố chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng.
0