Cầu vượt chữ C và câu chuyện 'thông trên, tắc dưới'

Sau khi thông xe, cầu vượt chữ C đầu tiên ở Hà Nội - cầu vượt đi qua Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông. Tuy nhiên đến nay, bởi còn xung đột giữa các hạ tầng mà cây cầu này lại mang tới hiệu quả ngược.

Khói bụi, ngột ngạt, ồn ào,.. đó là khung cảnh vẫn diễn ra hàng ngày tại khu vực cầu vượt chữ C. Áp lực giao thông trở thành áp lực của những người đi qua khu vực.

Chị Hà Nhật Linh, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Cũng không còn đường nào khác nên mình đành phải đi".

Dù được xây dựng với mục đích giảm tải áp lực giao thông, nhưng sau gần một năm thông xe, cầu vượt này lại bị đánh giá chính là "tác nhân gây ùn ứ".

Nguyên nhân dẫn đến tính trạng "thông trên dưới lại tắc", được cho là bởi có sự xung đột với các hạ tầng giao thông vốn có trước đây. Đã có những thí điểm, điều chỉnh giao thông được áp dụng để giải quyết vấn đề này nhưng hiệu quả vẫn chưa hiệu quả.

Xây cầu để giảm ùn tắc, nhưng giờ ùn tắc lại dồn xuống dưới chân cầu

Chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo, Nguyên phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết: "Cầu vượt chữ C đã giải quyết được ùn tắc do một dòng xe chính tại nút giao, vấn đề còn lại là giải quyết thoát xe ở nút cầu vượt, không để dòng xe rẽ trái đi vào ngân hàng, có thể làm hẳn dải phân cách chứ không chỉ cấm. Bỏ nút đèn đỏ ở đây để dòng xe được thông suốt từ trên cầu xuống, di chuyển bến xe bus cho hợp lý, có thể mở rộng không gian vỉa hè. Chúng ta phải tính hiệu quả chung, chứ không chỉ một bộ phần, làm sao cho tất cả nút giao thông ở đây trở nên hiệu quả hơn".

Xây cầu để giảm ùn tắc, nhưng giờ ùn tắc lại dồn xuống dưới chân cầu. Đến bao giờ người dân mới không phải vất vả, cố gắng vượt qua chiếc chiếc cầu vượt trăm tỷ này?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.

Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.

Hình thành thói quen tiết kiệm từ nhỏ, xây dựng được phương án chi tiêu thông minh, giúp trẻ học cách suy nghĩ cẩn thận, biết trân trọng giá trị đồng tiền và sức lao động, từ đó hình thành thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đối với các hành động của mình, góp phần xây dựng tính cách tự lập trong tương lai.

Hơn một năm sau khi ra mắt “Tổ liên gia an toàn PCCC” trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 30 quận, huyện, thị xã đã có hàng nghìn mô hình được thành lập.