Cây di sản không gian xanh giữa Thủ đô

Từ năm 2010, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn và vinh danh cây di sản với tên gọi “Bảo tồn cây di sản Việt Nam”. Trên địa bàn Thủ đô, cây di sản không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương.

Cây đa đại thụ nằm trong khuôn miếu làng Vạn Phúc (Hà Đông). Theo bà Nguyễn Thị Phi, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, người dân trong làng không ai biết cây đa này bao nhiêu tuổi và được trồng khi nào nhưng tương truyền trồng từ thuở lập làng… Trải qua bao thăng trầm, đến nay, cây đa di sản này đã trở thành biểu tượng của người dân làng Vạn Phúc.

Bà Phi cho biết: "Cây đa nghìn năm rồi thường xuyên đến Tết nhân dân ra sang sửa lại cho lịch sử, khang trang. Chúng tôi tự hào phấn khởi, lịch sử miếu thờ đức thánh bà. Cái gì cũng tổ chức tại đây để dân làng học tập làm gương những sự việc của phường Vạn phúc."

Còn cây Sanh hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên đình làng Cống Vị (quận Ba Đình) - ngôi đình thờ Hoàng Ngọc Trung - người có công di dân lập làng, khai phá vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long từ thời Lý. Người dân trong làng coi đây là "báu vật", là niềm tự hào mà họ bảo vệ từ đời này sang đời khác.

Cây di sản không gian xanh giữa Thủ đô

Bà Trương Thị Ngoãn - Quận Ba Đình, Hà Nội Cây chia sẻ: "Di sản thì chúng tôi chăm lo bảo vệ cây, không cho đu bám, bẻ cành, không được phép che hoặc sử dụng bất kỳ cái gì… Chúng không phải riêng ban di tích dân làng cũng ra bảo vệ."

Bà Hoàng Thị Xuân – Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết:" Khuôn viên đình làng có từ xưa, các cô, bà ông hậu duệ của tiền bối, nơi đây cảnh quan đẹp, hoa của lòng người, hoa của đình được nhiều du khách đến đây, ai đến đây cũng muốn lưu lại kỷ niệm đẹp… Cây xanh tạo không gian đẹp, không khí trong lành."

Hà Nội hiện nay có hàng nghìn cây di sản ở khắp các quận huyện, trong đó có những cây trên 1.000 năm tuổi. Cây di sản không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hoá mà còn góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

GS.TSKG Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam cho biết thêm: "Tổ chức bảo tồn cây di sản Việt Nam cho đến nay hơn 13 năm là tổ chức lan tỏa ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ văn hóa, di tích đồng thời thể hiện tấm lòng tri ân với tiền bối, tiền nhân từ xưa đã trồng cây, giữ gìn cây, biết cây rừng ý nghĩa với con người."

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể công nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đang tập trung kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sáng nay (16/5), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam, góp phần thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình đã tổ chức khánh thành nhà Đại đoàn kết tại phường Phúc Xá. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Sáng nay (16/5), Quận ủy Đống Đa đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho các đảng viên trên địa bàn. Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên 75, 70 năm tuổi Đảng.

Chiều 15/5, thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ bế mạc Hội khỏe Phù Đổng và lễ xuất quân đoàn thể thao thành phố với gần 900 vận động viên xuất sắc tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 .

Khu vực vỉa hè dành cho người khiếm thị tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hiện bị một số điểm trông giữ xe lấn chiếm, nhất là vào cuối tuần. Việc lấn chiếm này lại được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép.