Cây gòn bông trắng bay bay
Mấy cây gòn chỗ bờ rẫy, khi mùa về, từng chùm trái bung bông trắng muốt. Trái mà lại ra… bông. Cả cây gòn lao xao cành và trái. Đám trẻ chăn bò bất chấp trời tối sầm, cả sấm sét rạch chằng chịt mà tung chạy, tranh giành từng chùm bông gòn được gió giật rơi xuống bay trắng đồng.
Hồi đó ham chơi, không ai biết sợ, lại thêm cái lý sự cùn rằng chúng mình đâu phải Lý Thông, nên không lo trời phạt. Vì thế mà đám bạn chăn bò chúng tôi, đứa nào cũng hớn ha hớn hở với đống chiến lợi phẩm mang về khoe với mẹ.
Bông gòn đem về phơi khô, lấy sạch những hạt tròn tròn như hạt tiêu, dùng để làm ruột gối. Êm phải biết. Mẹ may vỏ gối, cho thêm vào đó mấy lá đinh lăng khô, nghe tuổi thơ thơm ngát mái đầu.

Tôi lại nhớ cây gòn khổng lồ sau trường cấp hai thời đi học. Ngôi trường này nằm trên một khu đất khá cao bên cầu Thầy Lương, nơi con suối An Sơn từ núi Đá Vách chảy về bên phải, bọc quanh, rồi hợp lưu với dòng suối Vườn Đình phía bên trái từ Cửa Rừng ngoằn ngoèo trôi xuôi.
Ngôi trường ở vị thế đặc biệt như vậy nhưng sân trường rất trống, không có bàng, cũng không có phượng. Điểm nhấn duy nhất của nó là cây gòn cao chót vót sau dãy phòng học. Cây gòn da xanh bóng, bị đám học trò nghịch ngợm khắc bao nhiêu là tên lên đó. Sần sùi hết. Sau này lớn hơn chút nữa, tôi mới biết đó cũng là cách khắc nỗi nhớ lên cây.
Hồi ấy, vừa học, vừa nghe chào mào chuyền cành ríu rít; hay sắp nghỉ hè, ve kêu râm ran náo nức, rất vui tai. Nhưng tôi nhớ nhất là tiếng con chim đớp muỗi kêu vẳng vẳng lúc chạng vạng. Tiếng con đớp muỗi trong chiều vắng nghe rất rợn người. Mỗi lần được tới khu tập thể sau trường, ở lại với thầy cô để tập văn nghệ hay viết báo tường, tôi sợ nhất là tiếng chim đớp muỗi ma mị ấy.

Và tất nhiên, cây gòn trường tôi thuở ấy cũng bao mùa ra lá đơm hoa và cho trái. Vẫn tung trời trong nắng đầu hạ. Để rồi bây giờ thành miền hoài niệm khôn nguôi khi ai đó nhắc về.
Đường rẽ vào nhà chị chồng tôi, may sao, giờ vẫn còn sừng sững cây bông gòn. Tôi vẫn thường qua đó. Mùa lại mùa đi qua. Hoa của cây gòn không làm tôi nhớ, chắc vì nó lặng lẽ quá, nhưng những quả gòn treo lủng lẳng đầy cành như những ổ bánh mì xanh trên cao thì không thể quên được. Chúng đáng yêu làm sao.
Rồi càng đáng yêu hơn khi lớp vỏ quả khô dần rồi nứt ra, để lộ ruột bông trắng muốt. Những chiếc bánh mì đã chín, tự tách vỏ, chỉ còn lại vô vàn chùm bông trắng tinh theo gió tản mát muôn phương.
Bỗng một chiều, trời trở gió mang hồn nhiên về với người. Đám bông gòn tinh nghịch bay bay…
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
0