CEO Homes Hana Garden City chậm tiến độ 16 năm

Dự án CEO Homes Hana Garden City (Mê Linh, Hà Nội) chậm tiến độ đến 16 năm, đang gây lãng phí nguồn lực đất đai và phát sinh những hệ lụy xấu về công tác thu hút đầu tư, trở thành rào cản, điểm nghẽn cho phát triển kinh tế của địa phương này.

Công trường cửa đóng then cài, những hạng mục thi công dang dở, cỏ dại um tùm... Khu đất đắc địa giữa trung tâm huyện Mê Linh đang bị bỏ mặc.

Dự án CEO Homes Hana Garden City do Công ty trách nhiệm hữu hạn CEO quốc tế - Công ty con của CEO group làm chủ đầu tư.  Quy mô dự án này gồm 40 căn biệt thự, 528 căn liền kề và khu nhà ở xã hội cùng hàng chục tiện ích, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng. Suốt 16 năm qua, 20,3ha đất thuộc các xã Mê Linh, Đại Thịnh, Tráng Việt, Văn Khê không được sử dụng, gây lãng phí.

Ngoài dự án Ceo Hana Garden City, tại huyện Mê Linh còn có 64 dự án chậm triển khai. Để gỡ vướng, huyện đã phân loại thành 8 nhóm khác nhau. Trong đó, huyện đề nghị Thành phố ưu tiên gỡ vướng, thực hiện giao đất từng phần cho 13 dự án thuộc nhóm “Dự án đang triển khai thực hiện công tác GPMB (hoặc đã GPMB xong một phần nhưng đến nay đang ngừng thực hiện)”, bao gồm cả dự án CEO Homes Hana Garden City.

CEO Homes Hana Garden City chậm tiến độ 16 năm

Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, rà soát, tham mưu UBND Thành phố xem xét, tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án này, sau khi được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Những tưởng vướng mắc được tháo gỡ, dự án sẽ khởi động, nhưng một năm nay đất vẫn bỏ hoang.

Chuyên gia đô thị Đinh Quốc Thái  đánh giá: “chúng ta hãy nhìn nhận là những dự án treo đấy đến từ rất là nhiều nguyên nhân. Mỗi dự án lại có những nguyên nhân khác nhau, mà đó cũng là bài toán nan giải mà các nhà quản lý đang phải từng bước thực hiện, vì mỗi một dự án có một tính pháp lý khác nhau và đã liên quan đến tính pháp lý thì phải xử lý một cách thận trọng, từng bước và đưa ra những giải pháp, nếu có điều chỉnh, thay đổi thì cũng phải là giải pháp căn cơ, thận trọng, để tránh việc thay đổi rồi nhưng vẫn chưa phù hợp thì sẽ gây ra sự phức tạp".

Có nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm triển khai. Phần lớn trong đó là những vướng mắc về pháp lý, phải điều chỉnh nhiều lần, mất thời gian. Luật Đất đai có hiệu lực được kỳ vọng sẽ giải quyết vướng mắc, để hạn chế, tiến tới xóa bỏ các dự án “treo”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.