Cha đẻ của 'cách mạng xanh' Ấn Độ qua đời
Được coi là người phát động và thực hiện cuộc “cách mạng xanh” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, giúp Ấn Độ thoát khỏi và chấm dứt tình trạng thiếu lương thực kinh niên.
Monkombu Sambasivan Swaminathan có một sự nghiệp học thuật lẫy lừng và giành được 84 bằng tiến sĩ danh dự. Ông đã nhân giống các giống lúa mì và gạo nhằm cải thiện năng suất và đào tạo nông dân cách gieo trồng, giúp Ấn Độ thoát khỏi nạn đói và trở thành một nước xuất khẩu lương thực.
“Vào một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử đất nước chúng ta, công việc mang tính cách mạng của ông trong lĩnh vực nông nghiệp đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người và đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước", Thủ tướng Narendra Modi bày tỏ lòng thương tiếc đối với nhà khoa học.
Giáo sư Swaminathan nhận bằng tiến sĩ về di truyền học tại Đại học Cambridge vào năm 1952, nhưng đã từ chối chức danh giáo sư ở Mỹ để trở về phục vụ đất nước. Đặc biệt, ông hợp tác với nhà nông học người Mỹ Norman Borlaug, người có đóng góp cải thiện nguồn cung cấp lương thực cho thế giới đã mang lại cho ông giải Nobel Hòa bình.
Sau khi Thủ tướng Indira Gandhi nhậm chức vào năm 1966, Swaminathan thực hiện một chương trình nông nghiệp mới. Tình trạng thiếu lương thực thường xuyên khiến nền kinh tế Ấn Độ phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, nhưng đến đầu những năm 1970, công nghệ mới đã khiến nước này có thể tự cung tự cấp.
“ Khủng hoảng là mẹ của phát minh. Chúng tôi đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng vào những năm 1960 và chúng tôi đã thành công ”, Giáo sư Swaminathan đã phát biểu vào năm năm 2008. Công trình của ông đã được khen thưởng với nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Ramon Magsaysay - giải thưởng tương đương với giải Nobel của Châu Á, năm 1971 và Giải thưởng Lương thực Thế giới đầu tiên năm 1987.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Javier Perez de Cuellar đã nói rằng: " Những đóng góp của ông cho khoa học nông nghiệp đã để lại dấu ấn không thể phai mờ đối với hoạt động sản xuất lương thực ở Ấn Độ và trên toàn thế giới đang phát triển ".
Tạp chí Time xếp ông là một trong ba người Ấn Độ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, cùng với anh hùng độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi và nhà thơ Rabindranath Tagore.
(Nguồn: Le Figaro)
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố chọn ông Robert F. Kennedy Jr., một nhà hoạt động vì môi trường làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cơ quan y tế hàng đầu của Mỹ.
Tòa án thương mại Paris đã yêu cầu Google tại Mỹ, Ireland và Pháp dừng dự án chặn một số bài viết trên các phương tiện truyền thông khỏi kết quả tìm kiếm. Mức phạt nếu không tuân thủ phán quyết này lên tới 300.000 euro cho mỗi bên.
Iran cảnh báo sẽ lập tức có biện pháp đáp trả nếu Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) can thiệp vào chương trình hạt nhân của nước này.
Một chiếc vòng cổ đính kim cương, được cho là có thể liên quan cố Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette, vừa được bán với giá 4,2 triệu francs, tương đương hơn 122 tỷ đồng trong phiên đấu giá tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đã lên án việc Israel chặn đoàn xe sơ tán y tế cho 8 trẻ em và người chăm sóc từ dải Gaza đến Jordan hôm 10/11 vừa qua, đồng thời kêu gọi Israel đảm bảo an toàn cho hoạt động sơ tán bệnh nhân khỏi Gaza.
Theo một báo cáo do Hội đồng chuyên gia độc lập tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc công bố, các quốc gia cần đầu tư hơn 6 nghìn tỷ USD mỗi năm để chống lại tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2030, hoặc có nguy cơ phải trả nhiều tiền hơn trong tương lai.
0