Chấm dứt tình cảnh bỗng nhiên mắc nợ ngân hàng

Thời gian gần đây, tình trạng bỗng dưng phát hiện mắc nợ các tổ chức tín dụng, thậm chí thành nợ xấu, dù không làm hồ sơ vay vốn – là không hiếm gặp. Nguyên nhân chính của việc không vay mà vẫn mắc nợ ngân hàng, đó là do giấy tờ tùy thân, cụ thể hơn là do chứng minh thư, căn cước công dân không gắn liền với chính chủ mà vẫn vay được. Với sự phát triển của dữ liệu công dân, sắp tới lỗ hổng này được ngành ngân hàng và công an khẳng định sẽ không còn tồn tại.

Từ tháng 4 vừa qua, các tổ chức tín dụng đã và đang rốt ráo làm sạch dữ liệu khách hàng, lắp đặt các thiết bị đọc được dữ liệu căn cước công dân gắn chíp. Dự kiến đến tháng 12 tới đây, công việc sẽ hoàn thành. Động thái này sẽ hạn chế tối đa tình trạng người dân bỗng nhiên mắc nợ.

Mở tài khoản dựa trên xác thực dữ liệu dân cư. Định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VneID.

Làm sạch thông tin khách hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư. Với cách làm này, khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ là chính chủ, không còn cửa để giả mạo.

Đến đầu năm 2024, các văn bản của NHNN sẽ cho phép mở tài khoản bằng phương thức xác thực khuôn mặt, trên cơ sở căn cước công dân gắn chíp. Như vậy, mọi thông tin đều thông suốt, và chỉ có chính chủ mới có thể thực hiện các giao dịch vay mượn, cũng như các giao dịch khác.

Hiện tại để chủ động, người dân có thể tra cứu thông tin về lịch sử tín dụng hoặc nợ xấu nếu có của mình (website: cic.gov.vn hoặc ứng dụng CIC Credit Connect). Nếu bị ghi nhận tình trạng nợ xấu, nhưng không hề vay vốn trước đó, người dân có thể liên lạc với Trung tâm hỗ trợ khách hàng của CIC hoặc của tổ chức tín dụng để được tư vấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.