Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo GDP tăng 6,5 - 7%

Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP quý II đạt 6,93%, 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, vượt kịch bản đề ra, là mức cao ở khu vực và trên thế giới.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; không để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Đồng thời quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cùng lãnh đạo các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Theo báo cáo của Chính phủ, tháng 6, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; an sinh xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm tốt; đối ngoại được đẩy mạnh, uy tín, vị thế đất nước ta tiếp tục được nâng lên. Chính phủ tiết kiệm được khoảng 700 nghìn tỷ đồng để thực hiện tăng lương từ 1/7.

Bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với báo cáo của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đề xuất Chính phủ và các bộ sớm có các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô, để sớm đưa luật vào cuộc sống.

Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến. Đồng thời, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế ở một số địa phương còn thấp; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; phân cấp, phân quyền trong một số lĩnh vực, một số cơ quan, địa phương còn vướng mắc.

Thủ tướng chỉ rõ trong chỉ đạo điều hành, cần lưu ý quý III, quý IV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2024 để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024. Mục tiêu là phấn đấu đạt tăng trưởng GDP từ 6,5-7% trong quý III, sau đó xác định mục tiêu phù hợp trong quý IV; lạm phát giữ ở mức dưới 4,5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và có thặng dư, bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Về kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành rà soát theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tập trung chỉ đạo chủ động tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có chính sách vượt trội dành cho khoảng 100.000 người chịu tác động của đợt tinh gọn này, song lưu ý khi sắp xếp bộ máy cần tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại” và có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.

Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ báo cáo, đề án liên quan tinh gọn bộ máy. Đây là thông tin được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị.

Theo thông báo mới nhất từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, từ 9h sáng nay 21/12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30.