Chân robot giúp phục hồi vận động ở bệnh nhân đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật đứng hàng thứ ba trên thế giới. Để hỗ trợ điều trị đột quỵ, các nhà nghiên cứu ở miền nam nước Anh đã thử nghiệm kết hợp sử dụng chân robot tại nhà cùng với vật lý trị liệu truyền thống. Kết quả thử nghiệm sau 10 tuần cho thấy, chân robot có tác dụng cải thiện tốc độ phục hồi khả năng vận động ở bệnh nhân đột quỵ.

Sau 10 tuần tham gia thử nghiệm với một chiếc chân Bionic có dây đeo tại nhà, 34 bệnh nhân đột quỵ đi lại khó khăn đã có thể đi xa hơn, nhanh hơn. Đây là một sự án nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Portsmouth, Đại học Winchester và Hobbs Rehabilitation.

Cô Amy Wright, Giảng viên cao cấp về cơ sinh học tại Đại học Portsmouth cho biết có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các thiết bị robot cùng với vật lý trị liệu đã giúp ích cho những người bị đột quỵ và khả năng đi lại của họ. Vì vậy cả hai kết hợp với nhau có tác dụng lớn hơn là chỉ tiến hành vật lý trị liệu. Nhóm nghiên cứu của cô Amy Wright đang cố gắng tìm hiểu một thiết bị robot nhưng được sử dụng tại nhà cùng với vật lý trị liệu, có tác dụng lớn hơn so với việc sử dụng robot trong bệnh viện và phòng khám hay không.

Các bệnh nhân được gắn một chân robot hỗ trợ di chuyển, còn được gọi là chân Bionic. Robots này có dây đeo của AlterG và được hướng dẫn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tình trạng của bệnh nhân được đánh giá bằng hệ thống camera 3D kỹ thuật số trước và sau khi dùng thử để xác định sự tiến triển trong điều trị.

“Chúng tôi thấy ở những người sử dụng thiết bị này, sự tự tin của họ tăng lên, khả năng đi bộ tăng lên, và do đó, số bước đi hàng ngày và hoạt động của họ cũng tăng lên”, cô Amy Wright nói.

Những thiết bị này có thể được gửi về nhà cho các bệnh nhân sử dụng hàng ngày, thay vì phải đến bệnh viện để điều trị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới, tự động hóa, tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn do sự thiếu hụt nguồn nhân lực, cả về số lượng và chất lượng.

Hạ viện Mỹ đã gửi thư tới Apple và Google để nhắc nhở rằng, việc duy trì TikTok trên kho ứng dụng App Store và Google Play Store sau ngày 19/1/2025 là vi phạm pháp luật.

Nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và doanh nghiệp an toàn thông tin Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) vừa tổ chức Lễ công bố và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng 2024".

Sáng 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Mới đây, Nvidia - công ty công nghệ lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các giải pháp về AI và điện toán đám mây đã ký kết hợp tác chiến lược với Chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các tập đoàn công nghệ quốc tế mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực trở thành một trung tâm toàn cầu về AI.

Trung Quốc đã triển khai hệ thống Internet vệ tinh SpaceS, hay SpaceSail, đánh dấu bước quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới internet vệ tinh toàn cầu của nước này, như một đối trọng với Starlink của tỷ phủ Elon Musk.