Chật vật hành trình gửi con của công nhân khu công nghiệp

Hiện nay, ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhu cầu gửi con ở các trường mầm non công là rất lớn. Tuy nhiên, việc gửi con ở trường công lập đôi lúc gặp nhiều bất tiện khi phải đưa đón đúng giờ trong khi tính chất công việc của công nhân lao động thường xuyên làm thêm ngoài giờ. Do đó, nhiều gia đình con em công nhân lại phải xoay xở tìm cách vừa có chỗ gửi con, vừa đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

Ghi nhận tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Đông Anh của phóng viên Đài Hà Nội, chị Phan Thị Hương chia sẻ: khi vừa tan ca đêm, đã kịp về nhà đón đứa lớn tới lớp, và chuẩn bị đồ ăn cho đứa út. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng hơn chục triệu đồng trong khi tiền ăn học của các con đã chiếm một nửa, nhưng chị cũng chấp nhận gửi con ở mầm non tư thục với mức học phí cao hơn, vì có như vậy bố mẹ mới có thể đón con muộn khi tăng ca.

Sau dịch bệnh, thu nhập nhiều gia đình công nhân bị ảnh hưởng, trong khi chi phí sinh hoạt và học tập của các con lại tăng lên. Nhất là ở gia đình có nhiều con nhỏ, càng gặp khó khăn trong việc cân đối chi tiêu.

Hiện tại, khu công nghiệp Bắc Thăng Long có 5 trường mầm non công lập, 7 trường mầm non tư thục, và 39 nhóm lớp nằm rải rác ở bốn xã của huyện Đông Anh. Tuy nhiên, tổng số học sinh mầm non đi học quanh khu công nghiệp giảm so với các năm học trước. Lý do là nhiều công ty cắt giảm công nhân làm việc, một số khác không chịu được áp lực tài chính nên phải gửi con ở quê cho ông bà.

Mặc dù vài năm qua huyện Đông Anh đã xây thêm một số trường mầm non công lập mới quanh khu công nghiệp, nhưng chỉ mới đáp ứng được hơn 50% tổng số học sinh ra lớp với gần 3,5 nghìn trẻ. Số còn lại xấp xỉ 2,8 nghìn học sinh đang theo học tại mầm non tư thục.

Cái khó của công nhân là làm việc ca kíp, không thể đón sớm theo quy định của trường mầm non công lập trước 17h hàng ngày. Điều này khiến nhiều gia đình phải lựa chọn: hoặc ngậm ngùi xa con hoặc cắn răng chọn trường tư thục với chi phí gấp 3-4 lần so với trường công lập.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và xem xét nhiều Nghị quyết quan trọng.

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.